Dinh dưỡng hôm nay

Lộc trời bò ra từ hang đá, nửa đêm dân rọi đèn pin bắt về bán 2 triệu/kg thành đặc sản, vừa ngon vừa bổ dưỡng

Loài này ngày càng quý hiếm, phải được dán nhãn trước khi bán.

Cua đá Cù Lao Chàm được mệnh danh là vua của các loại hải sản. Có thời điểm, giá loại cua này còn đắt hơn cua huỳnh đế vì chúng ngày càng quý hiếm.

Người dân địa phương vẫn thường truyền tai nhau rằng nếu đến Cù Lao Chàm mà chưa được thưởng thức cua đá thì xem như chưa hiểu hết về ẩm thực của xứ đảo này.

Cua đá Cù Lao Chàm là đặc sản vô cùng hiếm, có tiền chưa chắc đã mua được.

Về đặc điểm nhận dạng, cua đá cù lao chàm to bằng nắm tay, mai và các chi màu nâu tím, phần bụng dưới màu vàng ươm và chuyển sang màu đỏ gạch bắt mắt khi chế biến.

Nhờ có cặp càng khỏe, cua đá di chuyển rất nhanh, khỏe và linh hoạt. Những người ở Cù Lao Chàm chuyên đi "săn" cua cho biết 22 giờ đêm đến 3 giờ sáng là lúc cua đá kiếm ăn, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để săn chúng.

Loại cua này chỉ ăn lá cây, và kiếm ăn vào ban đêm.

"Cua đá khôn lắm, ban ngày thấy tiếng động là chúng chạy không đuổi theo kịp. Chỉ có vào ban đêm, khi chúng ra kiếm ăn, lúc đó rọi đèn pin vào là nó như bị thôi miên, cứ thế mà bắt", một người dân chia sẻ.

So với các loại hải sản thông thường, loài cua này khi thưởng thức cảm nhận rõ vị ngọt thanh của thịt, không bị tanh. Đặc biệt, do cua đá ăn các loại cây cỏ, lá thuốc nên thịt cua thơm nồng mùi thảo dược và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Cua đácó chiều ngang mai trên 7cm, không mang trứng mới được dán nhãn cho phép bán ra thị trường.

Theo người dân ở đây, cua đá rửa sạch rồi để nguyên con chế biến, ăn sẽ ngon hơn. Đơn giản nhất là nướng và hấp bia, phức tạp một chút thì xào me, cháy tỏi. Cua đá rất nhiều gạch, kể cả con đực lẫn cái. Gạch cua có màu sẫm, vị như thuốc bắc, hơi đắng nhưng rất rất béo và thơm nồng mùi thảo dược.

Vì thơm ngon và hiếm nên cua đá được bảo tồn nghiêm ngặt, phải qua các bước kiểm tra kỹ lưỡng và được dán nhãn mới được phép bán ra thị trường.

Cụ thể, cua đá chỉ được phép khai thác từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 7. Khoảng thời gian còn lại là chu kỳ cua đá sinh sản và tuyệt đối bị cấm săn bắt, mua bán. Theo quy định, cua đá có chiều ngang mai trên 7cm, không mang trứng mới được dán nhãn cho phép bán ra thị trường; còn những con không đủ tiêu chuẩn sẽ bị giữ lại và được phóng thích về lại môi trường tự nhiên.

Cua đá vô cùng đắt đỏ, tại các nhà hàng bán 2 triệu đồng/kg nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn.

Ông nguyễn duy khanh – chủ nhiệm hợp tác xã cua đá cù lao chàm cho biết trước đây cua đá có nhiều, nhưng những năm gần đây, do số lượng đánh bắt vô tội vạ đã khiến loài cua đá ngày một ít đi.

Nhờ quản lý khai thác nghiêm ngặt và kế hoạch bảo tồn bài bản, loại cua đặc biệt sống trong rừng, ăn lá thuốc, thịt cua có vị thuốc bắcđã trở thành món đặc sản có giá đắt đỏ. Hiện giá cua đá dao động từ 1 - 2 triệu đồng/kg, giúp người bắt cua có thu nhập cao.

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


Theo H.A/Đời sống gia đình

Link bài gốc Lấy link

https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/doi-song/loc-troi-bo-ra-tu-hang-da-nua-dem-dan-roi-den-pin-bat-ve-ban-2-trieukg-thanh-dac-san-co-tien-chua-chac-da-mua-duoc-c71a27354.html

Theo H.A/Đời sống gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/-loc-troi-bo-ra-tu-hang-da-nua-dem-dan-roi-den-pin-bat-ve-ban-2-trieu-kg-thanh-dac-san-vua-ngon-vua-bo-duong/20231014103519305)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY