Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhất là các bé trong khoảng từ 1 đến 6 tuổi. theo thống kê nước ta có khoảng 45,9 – 57,7% trẻ biếng ăn. đây thực sự là một con số đáng báo động.
Nếu cha mẹ không sớm khắc phục, tình trạng biếng ăn, kém hấp thu kéo dài, bé sẽ bị thiếu năng lượng và thiếu chất dinh dưỡng, dẫn tới chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não. Khi đó, bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ với tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… gây nguy cơ nhiễm bệnh cao như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
Theo pgs.ts lê bạch mai – nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia; có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em trong đó nguyênnhân thường gặp và khá phổ biến là do tâm lý. lý do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ, biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như: phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho Thu*c vào thức ăn, vào sữa….
Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ giảm tình trạng biếng ăn.
Nguyên nhân tiếp theo là do sai lầm trong chế biến thức ăn- đây cũng là lỗi thường gặp ở các mẹ. do cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây cho trẻ cảm giác chán ngán. chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng. và một tình trạng thường gặp là nhiều cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2-3 tuổi; pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương, pha bột vào sữa… đều làm cho trẻ khó tiêu hóa. pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm cũng làm cho trẻ không nuốt được dẫn đến chán ăn. "ngoài ra, biếng ăn còn thường do bệnh lý như: trẻ bị suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) sốt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp….vấn đề này tạo thành một vòng luẩn quẩn, trẻ mắc bệnh và lười ăn..." bs mai nhấn mạnh.
Năm 2020 tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đã xuống dưới 20%, nghĩa là cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa khu vực thành phố và nông thôn, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng khó khăn về tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ.
Trong đó, miền núi phía Bắc là 28,4%, Tây Nguyên là 32,7% và miền Trung là 25,4% trẻ em suy dinh dưỡng. Đây là những con số đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để tránh trẻ biếng ăn theo pgs.ts lê bạch mai, trước hết phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến biếng ăn trong đó có nguyên nhân đến từ cha mẹ (đòi hỏi con quá nhiều), cho ăn không đúng cách, giai đoạn ăn thế nào… cần có kiến thức đúng để cho trẻ ăn đúng.
Nguyên tắc đầu tiên là hãy khen ngợi khi trẻ chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ. Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú với việc ăn.
Thức ăn bắt mắt khiến trẻ thích ăn hơn.
Nguyên tắc thứ 2 là: bữa ăn cần đa dạng không ăn đơn thuần thì không có thực phẩm đơn thuần nào cung cấp đầy đủ chất. Bố mẹ phải hiểu nhu cầu ăn của trẻ không vô tình lại đưa trẻ đến tình trạng biếng ăn. Thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau. Hãy tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích.
Nguyên tắc thứ 3: Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá. Cho trẻ ăn lượng cân đối các dạng thức ăn. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp trẻ ngon miệng. Trang trí, chuẩn bị món ăn thật đẹp đẽ, hấp dẫn. Ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi ăn.
Nguyên tắc thứ 4: Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, cha mẹ đừng cố ép mà hãy thử vào khi khác. Không nên cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút. Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn.
Trẻ được coi là biếng ăn khi có ít nhất 2 trong các dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn kéo dài hơn 30 phút/bữa.
- Trẻ ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi.
- Trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt.
-Trẻ từ chối không chịu ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc, gào thét khi thấy thức ăn.
- Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng nôn ọe.
-Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.