Có lẽ ai cũng nhớ đến hình ảnh Đức Phật khi ngồi trên đài sen. Ngài thường đưa tay phải lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra phía ngoài, các ngón tay hướng thẳng lên trên. Hành động này của Ngài thể hiện rằng Ngài đã đạt đến cảnh giới, đã được giác ngộ, và chẳng còn điều gì có thể khiến cho Ngài sợ hãi nữa.
Thế nhưng, trong cuộc sống hàng ngày, nỗi sợ hãi lại chẳng phải là điều chúng ta cần tránh. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, nó là 1 điều rất lành mạnh. Tạo hóa cho con người biết sợ, ấy là một bản năng giúp con người tự bảo vệ mình để duy trì giống nòi, không mù quáng mà tự dấn thân vào những tình huống nguy hiểm.
Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: “Tiểu Hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông nhưng không đươc. Lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta đã bỏ cô ấy xuống bên bờ sông rồi, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”
Lời nói của Hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong đó chính là nghệ thuật nhân sinh. Ven đường nhìn thấy vô vàn cảnh đẹp, trải qua biết bao những gập ghềnh, khó khăn. Nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua và mang theo tất cả những khổ đau sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều phiền não. Sẵn sàng buông bỏ là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và an nhiên đối mặt với cuộc sống.
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: "Tuổi thọ của con người thường kéo dài trong bao lâu?"
Sau đó, một vị Sa môn đã trả lời là: "Chỉ dài bằng một hơi thở". Đức Phật nói: "Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo" (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
Hơi thở có phải là hơi tức điều hòa khí tiết, giống như khi con người ta gặp chuyện phiền muộn thường thở một hơi dài, như vậy có thể phần nào giải phóng năng lượng tiêu cực. Hoặc ngược lại cũng có thể hiểu, hơi thở ở đây chính là sự giác ngộ, thở một hơi, không màng thế sự thường tình, vĩnh viễn bao bọc thân tâm trong an lành, giác ngộ, vĩnh viễn được thanh thản, vì không cần phải lo lắng đắn đo.
Bạn không thể kiểm soát hành động của người khác, và cũng không nên cố gắng. Nhưng bạn có thể kiểm soát không chỉ hành động của bạn, mà còn ý nghĩ của bạn.
Bạn có thể ngừng làm sống lại nỗi đau, và chọn để đi tiếp. Bạn có năng lực này. Bạn chỉ cần học cách thực hiện.
Cuộc sống là một vòng tròn của quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Dù là ai cũng không thể thoát khỏi điều này, vì thế, được sống trên đời là một may mắn, còn cái ch*t là điều tất yếu, không có gì đáng sợ.Hiểu được điều này, cuộc sống dẫu ngắn ngủi thì cũng luôn vui vẻ, ý nghĩa.Nếu có sợ, thì hãy sợ rằng ta sống trên đời mà chỉ như tồn tại, chẳng làm được việc gì có ích, chẳng giúp gì được cho ai.
Nếu buổi sáng bạn ra đường với một khuôn mặt cau có, khó chịu, chắc chắn bạn sẽ có một ngày làm việc không hiệu quả, không việc gì được hoàn thành. Và chính thái độ cáu kỉnh của bạn sẽ có thể khiến những người xung quanh cảm thấy không hài lòng và mất tập trung khi làm việc. Thay vào đó, hãy cứ tươi cười vui vẻ lên vì niềm vui bao giờ cũng dễ lây lan và dù ngày hôm ấy có mưa có bão bùng thì chí ít trong lòng bạn cảm thấy hài lòng là được.
Chủ đề liên quan:
cuộc sống an lạc lo lắng Lời Phật dạy sâu sắc Lời Phật dạy về việc gạt bỏ sự lo lắng Phật dạy về việc