Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Lối sống cho người bệnh mạch vành

Bác sĩ nói mẹ tôi bị thiếu máu cơ tim, đau dạ dày và cả gan nhiễm mỡ. Rất mong nhận được sự tư vấn của BS.
Mẹ tôi 56 tuổi, cách đây một tháng bị đau ngực, khó thở, phải nhập viện. Bác sĩ nói mẹ tôi bị thiếu máu cơ tim, đau dạ dày và cả gan nhiễm mỡ. Rất mong bác sĩ cho lời khuyên mẹ tôi nên ăn những loại thức ăn nào, chế độ sinh hoạt ra sao để mau khỏi bệnh? (dotuyetmy@...)

Sống vui khỏe, tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh mạch vành - Ảnh: N.C.T.
Chào bạn,

Thiếu máu cơ tim là khái niệm dùng chỉ bệnh lý hẹp mạch vành. Tim bơm máu đi nuôi cơ thể, và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành.

Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của mạch vành bị tổn thương, thường do những mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch máu này.

Càng ngày mảng xơ vữa hình thành nhiều hơn, lòng mạch càng hẹp khiến tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng (thiếu máu cơ tim) gây ra triệu chứng đau thắt ngực, khó thở... Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu đông) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới choáng tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, tử vong...

Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Việc có lối sống phù hợp giúp ngăn chặn và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành. Mẹ bạn cần áp dụng những biện pháp sau trong sinh hoạt hằng ngày:

- Theo dõi và kiểm soát huyết áp, mức mỡ trong máu thường xuyên và giữ mỡ máu không cao.

- Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức đường huyết.

- Thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức (đi bộ ngắn, tập thái cực quyền...). Tuy nhiên, cần tránh các hoạt động gắng sức nhiều, đột ngột (đi bộ nhanh, leo cầu thang...).

- Có chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin: kiêng các loại thực phẩm có chứa nhiều mỡ (nội tạng động vật, tim, gan, thịt mỡ, bơ, lòng đỏ trứng, da gà, trứng cá...); ăn các loại rau tươi, hoa quả, các loại đậu và chế phẩm từ đậu nành, thịt nạc, cá, tôm...; hạn chế dùng trà đặc, cà phê; ít ăn mặn; không uống rượu, bia...

- Tránh để thừa cân: tính chỉ số BMI của mẹ bạn theo công thức CN/CC2 (CN: cân nặng tính bằng kg; CC: chiều cao tính bằng mét), nếu BMI ≥ 25 là có tình trạng thừa cân.

- Sống vui khỏe, điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.

Điều trị bệnh mạch vành phức tạp và tùy thuộc từng trường hợp cụ thể từ nhẹ tới nặng mà có phương pháp đơn giản đến phức tạp như: điều chỉnh lối sống, dùng Thu*c, can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng, đặt giá đỡ), phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Bạn cần đưa mẹ khám bệnh định kỳ để theo dõi và có phương thức điều trị kịp thời. Nếu có điều trị Thu*c, cần tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý bỏ hoặc uống các loại Thu*c theo mách bảo.

Trong sinh hoạt, nếu mẹ bạn khó thở, đau ngực nhiều, cần để mẹ bạn nằm yên tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, trấn an cho mẹ bạn yên tâm, cho mẹ bạn ngậm viên Risordan 5mg dưới lưỡi.

Nếu triệu chứng không giảm hoặc nặng lên, bạn cần đưa mẹ tới bệnh viện ngay.

Theo ThS.BS.Ngô Bảo Khoa -BV Đại học Y Dược TPHCM
Tuổi Trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/loi-song-cho-nguoi-benh-mach-vanh-n303804.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY