Diễn biến khí hậu bốn mùa có ảnh hưởng tới công năng S*nh l*, diễn biến bệnh lý của cơ thể.
mùa xuân, khí hậu ấm áp, vạn vật sinh sôi phát triển, dương khí thăng phát. dương khí trong cơ thể cũng theo đó mà tăng phát, can khí đang lên, làm chủ. can vượng thì khắc tỳ, làm cho trung thổ suy nhược, có thể lấy công năng gan làm chủ, sơ tiết làm đặc điểm, vị của đồ ăn thức uống nên giảm toan (chua) mà nên có thêm vị ngọt (cam) để dưỡng tỳ khí; thực phẩm vị toan thích hợp sẽ giúp cho vị toan phát tiết, xúc tiến được tiêu hóa, hấp thu. mùa xuân nên ăn nhiều loại rau (rau hẹ, rau cần tây). nếu trong người thấy mệt mỏi, tinh thần không phấn chấn, khó ở, người xưa gọi là “xuân khốn”, nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin nhóm b (húng, hành, ớt, hồng, rau tươi các loại); không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu, làm thương tổn dương khí, tỳ vị. mục đích ăn uống chủ yếu bổ can sơ tán, có thể dùng rau hẹ xào gan lợn hay tang cúc bạc hà ẩm.
lựa chọn thực phẩm phù hợp với cơ thể theo từng mùa là cách tốt để nâng cao sức khỏe.
Mùa hạ, nóng nực nắng gắt, vạn vật sinh trưởng phồn thịnh. Khi đó, khí huyết cơ thể ở phần nông, sum sê tấu lý (tuyến mồ hôi, lỗ chân lông) khai tiết; biểu hiện dương khí thịnh, âm khí yếu; cơ thể lấy công năng tâm thích mát làm chính. Ăn uống mùa hạ nên chú ý đến đặc điểm S*nh l*, vừa phải trợ dương để ứng thuận với thiên thời, vừa phải ích âm khu thử nhiệt. Ăn uống chủ yếu nên tiêu thử, sinh tân, có thể chọn cháo đậu xanh, cháo lá sen cho mùa hè.
Lưu ý, thời tiết nắng nóng (thử nhiệt), nếu dùng quá nhiều đồ ăn thức uống lạnh, có thể tổn thương dương khí, phát sinh đau bụng, ăn kém, phân lỏng. dùng thực phẩm tân hương (tỏi, hương nhu, gừng sống...) nhưng không dùng nhiều thực phẩm táo nhiệt mà kết hợp thực phẩm cam toan (đậu xanh, ô mai, dưa hấu...) để thanh nhiệt tiêu thử.
mùa thu, khí hậu khô mát, vạn vật hắt hiu, có thể lấy công năng phế chủ thu liễm làm đặc trưng, ăn uống nên đề phòng táo khí, bảo vệ âm khí. nên dùng thực phẩm có công năng nhuận táo ích phế (vừng, hồ đào nhục, ngân nhĩ, mật ong, mía, bách hợp, hạnh nhân, yến sào...). có thể dùng gạo tẻ (thực phẩm bổ hư nhuận táo) phối hợp với lê, củ cải, hoa cúc, vừng... đồ ăn thức uống bình bổ nhuận phế có bánh, mứt, quả hồng, canh ngân nhĩ, canh bách hợp tỳ bà, bánh ngũ vị tử mật cao, hạnh nhân nhục sơn tra trà...
mùa đông, khí hậu hàn lạnh, vạn vật thu tàn, cơ thể lấy công năng thận tạng dương khí nội tán làm đặc trưng; ăn uống nên bổ thận, ôn dương. tinh khí tàng liễm cần dùng thực phẩm tư âm liễm dương (ba ba, rùa, vừng, mộc nhĩ, câu kỷ tử...). không dùng quá nhiều thực phẩm ôn nhiệt, tránh khuấy động tinh khí nội tạng. mặt khác, thận thủy vị hàm sợ thủy khắc hỏa, nên cần dưỡng tâm, dùng thực phẩm vị khổ để dưỡng tâm khí. mùa đông, nên ăn thịt dê, canh thịt dê, xáo thịt chó, cẩu nhục thang...
Như vậy, việc vi phạm nguyên tắc dưỡng sinh theo mùa sẽ hại đến âm khí, hao tân dịch, khuấy động dương khí và gây hại đến sức khỏe. cảm mạo trong mùa xuân, hè, nên chọn bài tang cúc ẩm, cháo lá sen là thực phẩm tân lương giải biểu. cảm mạo mùa đông nên dùng sinh khương, hồng đường trà, cháo hành, cháo đậu xị... để tân ôn giải biểu.
Nước ta, địa thế khu vực tương đối rộng và dài, địa hình cao thấp, điều kiện khí hậu và tập quán sinh hoạt tương đối khác nhau nên hoạt động S*nh l* và đặc điểm bệnh lý cũng khác nhau. Khu vực miền Đông Nam Bộ, khí hậu quanh năm nóng ấm, song cũng có nơi nóng và ẩm thấp, người dễ cảm nhiễm thấp nhiệt; thì nên dùng đồ ăn thức uống thanh nhiệt trừ thấp. Vùng Tây Bắc, khí hậu tương đối khô lạnh, người dễ bị hàn táo làm thương tổn, nên dùng đồ ăn thức uống ôn dương tán hàn hoặc sinh tân nhuận táo. Khi bị cảm mạo, nên dùng bài Khương đường tô diệp ẩm để giải biểu. Người miền biển thích dùng gia vị cay nóng do thường ăn hải sản (tanh, lạnh).