Bệnh theo mùa hôm nay

Lý do cơn cảm cúm của bạn nghiêm trọng hơn so với nhiều người khác

Theo một nghiên cứu mới, vi khuẩn sống trong mũi của bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồi tệ này.

Vi khuẩn sống trong mũi là nguyên nhân dẫn đến mức độ nguy hiểm của cơn cảm cúm


Nếu bạn là người có khả năng cảm nhận được cơn cảm cúm của mình thảm khốc hơn hẳn, tồi tệ hơn hẳn so với những người trong gia đình, bạn bè của mình thì giờ đây bạn đã có thể tìm được nguyên nhân đổ lỗi: vi khuẩn sống bên trong mũi của bạn.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu lấy mẫu vi khuẩn trong mũi từ 152 người để kiểm tra cộng đồng vi khuẩn sống trong mũi. Những người có mũi chứa nhiều loại vi khuẩn nhất định được cho là có triệu chứng tồi tệ hơn và nhiều virus hơn trong cơ thể sau khi mắc bệnh với rhinovirus, một nguyên nhân phổ biến của cảm cúm, cảm lạnh.

Những người có mũi chứa nhiều loại vi khuẩn nhất định được cho là có triệu chứng tồi tệ hơn và nhiều virus hơn trong cơ thể sau khi mắc bệnh với rhinovirus, một nguyên nhân phổ biến của cảm cúm, cảm lạnh.


Tác giả nghiên cứu Ronald B. Turner (Đại học Y khoa Virginia) cho biết: "Điều ngạc nhiên đầu tiên là bạn có thể xác định các nhóm virus phù hợp khác nhau trong mũi từng người, sau đó có một thực tế là chúng gây ra phản ứng với virus và mức độ bệnh cũng rất thú vị. Cụ thể là chúng ảnh hưởng đến số lượng virus bạn tiết ra trong dịch tiết mũi. Vì vậy, những vi sinh vật có sẵn trong mũi gây ảnh hưởng nhất định với việc phản ứng với virus và bạn bị bệnh như thế nào".

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhiều vi khuẩn Staphylococcus có triệu chứng nặng hơn so với những người có tụ cầu ít hơn (có thể gây nhiễm trùng da). Bác sĩ Turner nhấn mạnh, điều đó cho thấy không phải do tụ cầu khuẩn hay bất cứ vi khuẩn bình thường nào trong lỗ mũi bạn thực sự khiến bạn bị cảm lạnh.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhiều vi khuẩn Staphylococcus có triệu chứng nặng hơn so với những người có tụ cầu ít hơn.


Nếu vi khuẩn trong mũi có liên quan với các triệu chứng cảm lạnh, các nhà nghiên cứu sau đó muốn tìm hiểu xem nếu thay đổi nó với chế phẩm sinh học cũng có thể làm thay đổi các triệu chứng cảm lạnh hay không. Nhưng sau khi những người tham gia nghiên cứu đã uống bổ sung probiotic, các nhà nghiên cứu đã không nhận được bất kỳ thay đổi nào đối với các vi sinh vật trong mũi họ.

TS Turner nhận định, điều này thực sự không hề đơn giản. Các nghiên cứu trong tương lai có thể điều tra xem liệu Thu*c kháng sinh liệu có tiêu diệt được vi khuẩn sống trong mũi, ngăn chặn các triệu chứng cảm lạnh hay không.

Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ cảm thấy nghẹt mũi, cổ họng cào cào, đau nhức và chỉ muốn lăn ra giường, bạn có thể thoải mái không cần lo lắng quá. Hãy tập trung vào thói quen phòng chống cảm lạnh: Ngủ nhiều, ăn uống cân bằng với nhiều loại sản phẩm đầy màu sắc, và vận động cơ thể để tăng cường miễn dịch. Trong mùa cảm cúm và cảm lạnh, hãy chắc chắn rằng bạn luôn rửa tay sạch sẽ thường xuyên.

Nếu bạn chỉ cảm thấy nghẹt mũi, cổ họng cào cào, đau nhức và chỉ muốn lăn ra giường, bạn có thể thoải mái không cần lo lắng quá.

Biến chứng cảm cúm, cảm lạnh có thể khiến bạn Tu vong trong tích tắc không phải chuyện đùa


Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác.

Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…

Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền.


Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là Tu vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.ếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt.

Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền. Nhưng CDC nói rằng cũng rất quan trọng khi bạn rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và lau sạch các bề mặt có thể đã tiếp xúc với nhiễm khuẩn, vì vi trùng cúm có thể sống trên đó trong vòng 24 giờ.

Theo Tiểu Nguyễn - Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ly-do-con-cam-cum-cua-ban-nghiem-trong-hon-so-voi-nhieu-nguoi-khac-n386319.html)

Tin cùng nội dung

  • Mỗi khi dị ứng rất khó chịu, da bị nổi mẫn đỏ và ngứa, nhiều khi bị nóng lạnh nên tôi phải uống Thu*c mỗi ngày.
  • Có nhiều lý do gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Số trường hợp tái phát cũng tăng cho dù bệnh nhân được điều trị đúng bài bản và theo chỉ định của bác sĩ. Đâu là yếu tố bất lợi khiến vết loét khó lành.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY