Hô hấp hôm nay

Lý do con mắc hen phế quản dù cả nhà không mắc?

Em với chồng em không có bị hen, nội ngoại hai bên cũng không ai bị. Vậy tại sao mà con em lại bị hen phế quản ạ? (Lê Thị Ngọc Liên).

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn Lê Thị Ngọc Liên thân mến,

Hen phát triển và kéo dài dưới sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến bệnh lý hen gồm có: dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít Thu*c lá thụ động và ô nhiễm không khí.

Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính đường thở, nếu bản thân trẻ có cơ địa dị ứng thì nguy cơ cao xảy ra các phản ứng quá mẫn của đường thở với các tác nhân dị ứng, làm khởi phát cơn hen phế quản.

Hen có liên quan đến di truyền nhưng không có nghĩa bố mẹ hay ông bà bị hen con mới mắc hen, nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm....) thì con cũng có thể bị di truyền cơ địa dị ứng. Khi có cơ địa dị ứng con sẽ có nguy cơ mắc hen.

Để hạn chế nguy cơ ở trẻ thì mẹ nên lưu ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên và hạn chế nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại trong những năm đầu đời, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi.

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35/zalo 0916 561338.

Chuyên trang thông tin khoa học về bệnh hen phế quản, viêm phế quản, COPD www.benhhen.vn

>> Xem thêm:

Dùng Thu*c điều trị hen ở trẻ thế nào cho đúng?

Phân biệt các Thu*c điều trị hen phế quản

Tại sao hen phế quản tái đi tái lại

AloBacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ly-do-con-mac-hen-phe-quan-du-ca-nha-khong-mac-n407178.html)

Chủ đề liên quan:

hen phế quản mắc hen phế quản

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY