Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lý do F0 béo phì dễ chuyển nặng và T* vong

Mỹ-Các nhà khoa học cho biết nCoV có thể lây nhiễm trực tiếp vào các mô mỡ, khiến người bệnh thừa cân và béo phì dễ T* vong hơn.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí biorxiv, chưa được bình duyệt. kể từ khi đại dịch khởi phát, giới chuyên gia nhận định covid-19 nguy hiểm với những người thừa cân. nhóm f0 này thường mắc cả bệnh tiểu đường, các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân chính vẫn là từ tình trạng béo phì.

"Điểm mấu chốt là virus có thể lây nhiễm trực tiếp vào tế bào mỡ và ảnh hưởng đến các mô lân cận", tiến sĩ Philipp Scherer, nhà khoa học tại Trung tâm Y tế UT Southwestern, không tham gia vào nghiên cứu, nhận định.

Nghiên cứu không chỉ làm sáng tỏ lý do người thừa cân dễ nhiễm virus, mà còn cho thấy nguyên nhân một số người trẻ tuổi, không có bệnh nền dễ chuyển nặng. theo tác giả nghiên cứu, đây có thể là tiền để cho các phương pháp điều trị covid-19 mới, nhắm vào tế bào mỡ trong cơ thể.

"Có thể đây chính là điểm yếu (của cơ thể người) mà virus lợi dụng để trốn tránh các phản ứng miễn dịch. Nó ẩn náu ở tế bào mỡ", giáo sư Vishwa Deep Dixit, chuyên gia miễn dịch học tại Trường Y Yale, cho biết.

Mô mỡ được cấu tạo chủ yếu từ tế bào mỡ và tế bào miễn dịch, bao gồm một loại gọi là đại thực bào mô mỡ. tiến sĩ catherine blish, giáo sư tại trung tâm y tế đại học stanford, một trong hai tác giả của nghiên cứu, đã thực hiện nhiều thí nghiệm để xem liệu mô mỡ thu được từ bệnh nhân béo phì có dễ nhiễm ncov hay không. đồng thời, họ theo dõi phản ứng của các loại tế bào khác nhau.

Họ phát hiện rằng tế bào mỡ có thể bị nhiễm virus, song không nghiêm trọng. Nhưng nếu đại thực bào nhiễm bệnh, chúng phát triển phản ứng viêm mạnh mẽ. Các tế bào mỡ không nhiễm trùng cũng góp phần tạo phản ứng viêm.

Thực tế, ý kiến mô mỡ đóng vai trò như ổ chứa virus không mới. Mỡ trong cơ thể là chất trơ, một dạng tích trữ. Nó chứa một số mầm bệnh khác như HIV và cúm.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân covid-19 tại bệnh viện cộng đồng havelhoehe ở berlin, đức, ngày 6/12. ảnh: reuters

Khi covid-19 tấn công, các mô mỡ phản ứng sinh học, tạo ra hormone và protein miễn dịch. hormone và protein đó hoạt động trên tế bào khác, thúc đẩy trạng thái viêm dai dẳng ngay cả khi ncov đã ngừng hoạt động. tình trạng này được gọi là "bão cytokine" - phản ứng viêm mạnh mẽ đến mức có hại hơn cả virus.

nCoV có thể trốn tránh lớp phòng thủ từ chất béo, vốn bị hạn chế và không có khả năng ngăn ngừa virus một cách hiệu quả. David Kass, giáo sư tim mạch tại ĐH Johns Hopkins, nói: "Nếu bạn thực sự béo phì, chất béo là cơ quan đơn lẻ lớn nhất trong cơ thể bạn. nCoV có thể lây nhiễm và cư trú ở các mô đó. Cho dù miễn dịch trong mỡ làm tổn thương hay giết ch*t virus, đây vẫn là một nơi để lẩn trốn và tự nhân lên, như kiểu một ổ chứa".

Tiến sĩ blish và các đồng nghiệp phỏng đoán mỡ nhiễm virus thậm chí là nguyên nhân gây ra chứng "covid-19 kéo dài". những người mắc hội chứng này có thể xuất hiện các triệu chứng của covid-19 hàng tuần, thậm chí hàng tháng sau khi khỏi bệnh. dữ liệu cũng cho thấy vaccine và phương pháp điều trị covid-19 có thể cần tính đến cân nặng và lượng mỡ cơ thể bệnh nhân.

"nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh ngành y tế và sức khỏe cộng đồng, để họ nhìn sâu hơn vào các vấn đề của người thừa cân, béo phì khi đưa ra phương pháp điều trị và vaccine", barry popkin, giáo sư dinh dưỡng tại đại học bắc carolina ở chapel hill, nhận định.

Thục Linh (Theo NY Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ly-do-f0-beo-phi-de-chuyen-nang-va-tu-vong-4400713.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Các nhà khoa học khẳng định việc đặt thiết bị đang sạc pin bên cạnh mình vào ban đêm có thể làm cho người sử dụng tăng cân.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là một trong những thủ phạm gây nên các vấn đề suy giảm sức khỏe T*nh d*c ở nam giới.
  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY