Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Mắc bệnh lậu lại tưởng bị viêm họng

Lậu là bệnh có tỷ lệ lây lan mạnh. Đặc biệt, gần đây vi khuẩn lậu lây truyền qua đường miệng có xu hướng gia tăng.

Đau, rát họng mấy ngày không khỏi, Giang (22 tuổi, Hà Nội) mới đi khám và được chẩn đoán viêm họng. Nhưng đổi đến 2 lần Thu*c, bệnh vẫn không khỏi, chỉ đến khi làm xét nghiệm, bác sĩ mới phát hiện hóa ra cô mắc bệnh lậu.

Đi khám chuyên khoa tai mũi họng, bác sĩ soi thấy họng cô bị sưng, đỏ, hai lỗ amidan thì mưng mủ nên chẩn đoán nhầm bệnh cho Hoa là viêm họng. Vì thế, suốt mấy tuần điều trị, uống hết kháng sinh này đến kháng sinh khác, cô vẫn không thấy đỡ. Đến khi làm xét nghiệm, cô mới ngã ngửa vì mình mắc bệnh lậu nhưng ở miệng do quan hệ T*nh d*c theo ngả này. "Cứ tưởng đau họng thì chắc chắn chỉ có thể do viêm họng, ai dè lại còn mắc bệnh kia. Mình cũng chả bao giờ nghĩ đến chuyện mắc lậu mà bệnh lại biểu hiện ở họng cả", Hoa buồn bã nói.

Những trường hợp mắc lậu nhưng bị chẩn đoán nhầm thành viêm họng như Hoa không phải là hiếm gặp. Lý do vì rất ít người, thậm chí là bác sĩ nghĩ đến bệnh lậu khi thấy họng sưng đỏ, mưng mủ, trừ khi làm xét nghiệm, bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu trung ương (Hà Nội) cho biết. "Trong các bệnh lây qua đường T*nh d*c thì lậu là bệnh có tỷ lệ lây lan mạnh nhất. Mỗi tháng, bệnh viện tiếp nhận 10-20 bệnh nhân. Đặc biệt, trong thời gian gần đây vi khuẩn lậu lây truyền qua đường miệng có xu hướng gia tăng", bác sĩ Thành nói.

Bên cạnh đó, một thực trạng đáng báo động là vì ngại đi khám, nhiều người bệnh đã tự ý mua Thu*c về điều trị theo mách nhau. Hậu quả là nhiều trường hợp đã bị kháng Thu*c.

Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu Trung ương (2005-2010) cho thấy, vi khuẩn lậu đã kháng với nhiều loại kháng sinh. Chẳng hạn, tỷ lệ kháng với ciprofloxacin là 100%, penicillin là gần 76%, tetracyline là hơn 46%...

Tiến sĩ Lê Văn Hưng, Phó trưởng khoa xét nghiệm, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, Thu*c điều trị bệnh lậu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là ceftriaxone. Đây là kháng sinh thế hệ thứ 3 của cephalosporin - đang được một số nước trên thế giới cảnh báo về tình trạng kháng Thu*c do một chủng lậu mới.

Bệnh nhân bị lậu cấp tính chỉ cần tiêm một liều ceftriaxone 250mg có giá 60.000 đồng một lọ. Tuy nhiên, thực tế các hiệu Thu*c lại chủ yếu bán loại liều 1g, có giá cao gấp 5 lần.

"Nếu tình trạng tự ý dùng kháng sinh này không được cải thiện thì sớm hay muộn vi khuẩn lậu cũng kháng với Thu*c ceftriaxone, thậm chí là xuất hiện chủng khuẩn mới kháng Thu*c", tiến sĩ Hưng cảnh báo.

Các chuyên gia khuyến cáo, các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, trong đó có lậu, chủ yếu lây truyền qua những chỗ bị xây xước. Vì thế, dù quan hệ bằng đường *m đ*o hay đường miệng thì đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Nam giới khi thấy D**ng v*t bị sưng, có mủ, đái buốt hoặc chị em thấy ra khí hư bất thường hoặc đau họng (trước đó từng quan hệ bằng đường miệng) thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng Thu*c, tránh tình trạng kháng Thu*c. Theo Phương Trang - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mac-benh-lau-lai-tuong-bi-viem-hong-9597.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY