Hô hấp hôm nay

Mắc hen phế quản có thể không điều trị?

Nếu bị hen mà không điều trị có sao không bác sĩ? (Mai Thanh Hà)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn Mai Thanh Hà thân mến,

Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp thì bệnh hen cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt nếu không được điều trị.

Bệnh được thể hiện bằng 3 cơ chế: đầu tiên là viêm, gây ra tăng tiết, nhiều đờm, có dấu hiệu lâm sàng là ho khạc đờm nhiều. thứ hai, co thắt phế quản, làm cho bệnh nhân khó thở và gây ra tiếng rít khi thở. thứ ba, vì bị viêm nên lòng phế quản dễ bị kích thích, phản ứng với các yếu tố lạ khi tiếp xúc với nó. tất cả những cơ chế trên sẽ làm cho bệnh hen xuất hiện với 4 triệu chứng: ho, khò khè, tức ngực, khó thở.

Khi bệnh hen không được điều trị, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm khi lên cơn hen cấp và gặp nhiều biến chứng khi bệnh hen diễn tiến về lâu về dài.

Với cơn hen cấp không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới 4 hệ lụy: suy hô hấp cấp tính, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn và các ổ tổn thương nhu mô phổi.

Suy hô hấp cấp tính xảy ra trong những trường hợp có cơn ác tính, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh và đòi hỏi phải có xử trí cấp cứu rất khẩn trương theo đúng phương pháp điều trị.

Tràn khí màng phổi xảy ra do trong cơn có một số phế nang bị căng đầy không khí vở ra, khí thoát vào màng phổi. đột nhiên bệnh nhân đau ngực dữ dội với các triệu chứng lâm sàng rất nguy kịch biểu hiện dấu hiệu phổi gõ quá trong, rung thanh giảm và mất hẳn tiếng rì rào phế nang. tuy nhiên nhiều khi các dấu hiệu trên không rõ rệt, khó phát hiện vì bị các triệu chứng của cơn lấn át mà phải chiếu x-quang phổi mới thấy rõ. thực tế cũng có khi gặp cả hiện tượng tràn khí dưới da và tràn khí trung thất. biến chứng tràn khí màng phổi thường gặp ở cả người trẻ tuổi và trẻ em, thường xảy ra sau những cơn ho rũ rượi, khó thở nhiều.

Nhiễm khuẩn phế quản thường gặp ở những bệnh nhân bị nặng, có cơn kéo dài. tình trạng nhiễm khuẩn làm phế quản bị tắc nghẽn nặng hơn và tác dụng điều trị nhất thời kém hiệu quả. khi người bệnh bị nhiễm khuẩn phế quản có tính chất dai dẳng, cần phát hiện các ổ nhiễm khuẩn làm mủ mạn tính ở tai mũi họng hoặc sự suy giảm miễn dịch thể dịch toàn bộ.

Các ổ tổn thương nhu mô phổi được phát hiện bằng phim chụp x-quang, biến chứng này do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virút, cũng là do một thâm nhiễm với tình trạng tăng bạch cầu ưa axít trong máu.

Về lâu dài, hen không được điều trị hay đúng cách có thể gây biến chứng biến dạng lồng ngực có thể gặp trong các trường hợp bị hen phế quản từ lúc còn nhỏ, lồng ngực căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực nở rộng ở phía trước. nếu người bệnh có điều trị nhưng chỉ dùng Thu*c cắt cơn, dự phòng thì theo thời gian, tần suất xuất hiện cơn hen tăng dần với mức độ ngày trầm trọng. chưa kể việc lạm dụng Thu*c tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ như hội chứng cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh tâm thần - thần kinh...

Hen phế quản không được hoặc sai cách có thể gây ra biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim do bệnh phổi, nếu phế quản bệnh nhân bị tắc nghẽn nặng, người bệnh luôn luôn tím tái, khó thở và sau đó tim bị suy với các triệu chứng phù, đi tiểu ít, gan to... và bệnh nhân dễ bị tàn phế; biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi.

Điều trị hen bây giờ đã có phương pháp hiệu quả, người ta có thể kiểm soát được cơn hen và dự phòng để cơn hen hạn chế tái phát. khi đạt hiệu quả, đồng nghĩa với:

- Không có triệu chứng hen ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen.

- Biết xử trí cơn hen tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen.

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Khi có các triệu chứng của hen phế quản, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và chỉ định hiệu quả, tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

Tổng đài bác sĩ tư vấn miễn cước >>> Xem thêm:

Bệnh hen có nguy hiểm không?

Những ngộ nhận nguy hiểm về bệnh hen phế quản

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mac-hen-phe-quan-co-the-khong-dieu-tri-n407005.html)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY