Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Malaysia siết chặt kiểm soát biên giới, Singapore điều chỉnh cách ly

Bộ Y tế Malaysia vừa khuyến cáo chính phủ nước này tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm soát biên giới để đối phó với việc gia tăng số bệnh nhân COVID-19 nhập khẩu.

Bộ Y tế Malaysia vừa khuyến cáo chính phủ nước này tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm soát biên giới để đối phó với việc gia tăng số bệnh nhân COVID-19 "nhập khẩu."

Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, phát biểu với báo giới ngày 26/8, Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế trực thuộc Bộ Y tế Malaysia, ông Noor Hisham Abdullah, cho hay trong tổng số 50 ca nhiễm COVID-19 mới tính từ ngày 20/8 vừa qua, có đến 24 trường hợp là các ca "nhập khẩu."

Số

Ông Noor Hisham Abdullah cũng cho biết Bộ Y tế Malaysia đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, như Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Số liệu theo dõi cho thấy số ca "nhập khẩu" tại các nước và vùng lãnh thổ này đều có xu hướng tăng cao và khiến các nước này lo ngại. Do đó, quan chức này cho rằng chính phủ không nên nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới, thay vào đó cần tiếp tục siết chặt các biện pháp nhằm kiểm soát các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh.

Hiện Malaysia đang trong quá trình thực hiện Lệnh Kiểm soát di chuyển giai đoạn hồi phục (RMCO), dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/8 tới.

Với việc áp dụng lệnh kiểm soát này, hầu hết toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội trong nước đều được phép diễn ra trong điều kiện “bình thường mới.”

Chỉ duy nhất việc mở cửa biên giới cho người nước ngoài nhập cảnh du lịch và làm việc là chưa được phép.

Trong tuần này, Thủ tướng Muhyiddin Yassin sẽ có tuyên bố chính thức về việc có tiếp tục áp dụng lệnh kiểm soát di chuyển hay không.

[Các nước Đông Nam Á ghi nhận thêm hàng trăm ca mắc bệnh COVID-19]

Tuy nhiên, qua phát biểu nói trên của ông Noor Hisham Abdullah - người được coi là cố vấn y tế cao cấp nhất cho Chính phủ Malaysia về phòng chống dịch COVID-19, có thể dự đoán rằng quốc gia Đông Nam Á này chưa thể nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới trong thời gian tới.

Cũng liên quan đến dịch bệnh COVID-19, Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Noor Hisham Abdullah cho biết thêm Bộ Y tế Malaysia vừa đệ trình lên Quốc hội nước này đề xuất về việc tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm Đạo luật Về phòng chống các bệnh truyền nhiễm năm 1988.

Theo đó, mức phạt đang được áp dụng hiện nay là 1.000 ringgit (khoảng 240 USD) sẽ được tăng lên gấp 10 lần, thành 10.000 ringgit.

Theo ông Noor Hisham Abdullah, mức phạt 1.000 ringgit là hợp lý trong thời điểm cách đây hơn 10 năm (năm 1988), song ở thời điểm hiện tại, số tiền này không còn phù hợp và không đủ sức răn đe.

Bằng chứng là mặc dù bị phạt 1.000 ringgit do vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19, song vẫn còn khá nhiều người dân Malaysia tiếp tục vi phạm.

Hằng ngày, cơ quan chức năng nước này vẫn ghi nhận hàng chục, thậm chí hàng trăm trường hợp vi phạm, như không đeo khẩu trang hay không nghiêm chỉnh thực hiện quy định về

Cùng ngày, Bộ Y tế Singapore cho biết sẽ điều chỉnh chính sách cách ly đối với những người nhập cảnh từ Hàn Quốc kể từ ngày 29/8 tới đây.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tất cả những người nhập cảnh vào Singapore có lịch sử 14 ngày ở Hàn Quốc hoặc quá cảnh tại Hàn Quốc sẽ phải cách ly tại các khu chỉ định thay vì được phép cách ly tại nhà như trước.

Những người này vẫn phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thay đổi trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện một số ổ lây nhiễm lớn tại các nơi làm việc của Hàn Quốc. Lý giải cho sự thay đổi này, Bộ Y tế Singapore cho biết “các nhà chức trách Hàn Quốc đã cảnh báo về khả năng bùng phát dịch trở lại trên khắp cả nước.”

Trước đây, những người từ các khu vực hoặc quốc gia “rủi ro thấp,” trong đó có Hàn Quốc, nhập cảnh vào Singapore sẽ được phép cách ly tại nhà kể từ 18/6 vừa qua.

Ngày 21/8 vừa qua, Singapore cũng đã rút ngắn thời gian cách ly đối với hành khách đến từ Australia (không tính bang Victoria), Việt Nam, Malaysia, Macau và Đài Loan (Trung Quốc) xuống còn 7 ngày so với 14 ngày trước đây.

Trung Quốc mới đây đã điều chỉnh yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với người nhập cảnh từ Singapore. Cụ thể, kể từ ngày 28/8 tới, những người từ Singapore nhập cảnh vào Trung Quốc sẽ phải xét nghiệm trong vòng 5 ngày trước khi đáp chuyến bay.

Ngoài xét nghiệm, các hành khách được yêu cầu cam kết rằng họ không bị sốt từ 37,3 độ C trở lên, không có các triệu chứng về hô hấp, không giao tiếp với các bệnh nhân bị sốt hoặc có triệu chứng về hô hấp. Thông báo mới này được Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore công bố trên trang web ngày 21/8 vừa qua.

Theo thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc, hành khách có thể xét nghiệm tại bất cứ cơ sở y tế có thẩm quyền nào tại Singapore.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, hành khách được yêu cầu gửi kết quả và các giấy tờ khai báo y tế cùng bản sao hộ chiếu tới Đại sứ quán Trung Quốc. Cơ quan ngoại giao này cho biết sẽ cần ít nhất 1 ngày để xác minh các giấy tờ này.   

Cuối ngày 25/8, Bộ Y tế

Đầu tháng Sáu vừa qua, Singapore và Trung Quốc đã công bố thoả thuận “làn xanh” đi lại thiết yếu phục vụ mục đích kinh doanh và công vụ, theo đó cho phép hành khách từ nước này nhập cảnh vào nước kia mà không phải cách ly 14 ngày. Thay vào đó, họ chỉ cần xét nghiệm nhanh (swab test) trong vòng 48 tiếng trước khi lên máy bay và sau khi nhập cảnh./.
         

Hoàng Nhương-Lê Dương (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/malaysia-siet-chat-kiem-soat-bien-gioi-singapore-dieu-chinh-cach-ly/659585.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.