đột quỵ là nguyên nhân gây Tu vong đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới và phụ nữ có nguy cơ đột quỵ suốt đời cao hơn 4% so với nam giới. một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi sớm hơn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nói chung và đưa ra nhiều kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa đột quỵ và tuổi bắt đầu mãn kinh.
Nghiên cứu mới đã xem xét dữ liệu từ 16.244 phụ nữ sau mãn kinh, ở hà lan. sau khi theo dõi những người phụ nữ này trong khoảng 15 năm và điều chỉnh các yếu tố liên quan, các nhà nghiên cứu nhận thấy những phụ nữ mãn kinh trước 40 tuổi có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 1,5 lần so với phụ nữ trong độ tuổi 50-54. các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nguy cơ đột quỵ thấp hơn 2% cho mỗi năm mãn kinh bị trì hoãn.
Theo các nhà nghiên cứu, mãn kinh sớm được liên kết với nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (gây ra bởi tắc nghẽn mạch) chứ không phải đột quỵ do xuất huyết (xảy ra khi một mạch suy yếu bị vỡ). mối liên hệ này mạnh hơn ở phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên so với những người trải qua thời kỳ mãn kinh sau phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
Tiến sĩ Yvonne van der Schouw, Đại học Utrecht ở Hà Lan, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Điều quan trọng đối với tất cả phụ nữ là cố gắng đạt được sức khỏe tim mạch tối ưu trước và sau khi mãn kinh, nhưng điều này còn quan trọng hơn đối với phụ nữ mãn kinh sớm”.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, một số liệu pháp thay thế hormone nhất định có lợi cho tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bảo vệ chống lại sự mất xương và chống lại suy giảm nhận thức…
Tuy nhiên, cho dù có sử dụng liệu pháp hormone thay thế hay không, phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh cần nhận thức được về nguy cơ đột quỵ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Theo đó, trong thời kỳ trung niên khi chuyển qua thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cần duy trì hoạt động thể chất, có chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng hợp lý, ngừng hút Thu*c và ngủ đủ giấc… Đây là những điều rất quan trọng ở giai đoạn này, để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của người phụ nữ.
(Theo Drugs 6/2021)