Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Mất ngủ - Câu chuyện nhỏ, hậu quả lớn

Những năm gần đây, lượng bệnh nhân đến khám rối loạn giấc ngủ tại các cơ sở y tế ngày một tăng cao, nhất là ở các thành phố lớn.


Gốc tự do đang ngày càng làm chứng mất ngủ trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng - Ảnh: Shutterstock

Bên cạnh những trường hợp mất ngủ vài tháng thì số ca bị bệnh kéo dài nhiều năm chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Thêm vào đó, sự gây hại của gốc tự do càng làm quá trình phòng và điều trị mất ngủ thêm khó khăn.

Đột nhiên… mất ngủ

Chị Thu Hà (29 tuổi, Q.Tân Bình) đến phòng khám chuyên khoa Tâm lý thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong trạng thái vô cùng mệt mỏi vì bị mất ngủ hơn nửa năm nay. Mỗi đêm đều trằn trọc không thể chợp mắt, dù uống Thu*c an thần chị cũng chỉ ngủ được 2 - 3 tiếng.

Nghiêm trọng hơn là trường hợp của bác Thanh (60 tuổi, Q.3). Khoảng 6 năm về trước bác bị rối loạn giấc ngủ mà không rõ nguyên nhân, ngủ chập chờn cả đêm và nhiều lần thức giấc. Dạo gần đây bác bị mất ngủ ngày càng nặng, cơ thể suy kiệt, luôn cảm thấy bực bội trong người và dễ cáu gắt.

Theo GS-TS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, bên cạnh người cao tuổi và những người có bệnh thì người trẻ đến khám rối loạn giấc ngủ ngày một nhiều. Tuổi tác, áp lực rất lớn từ cuộc sống, thói quen sinh hoạt không tốt… là điều kiện để bất kỳ ai dù ở lứa tuổi nào đều có thể bị mất ngủ.

Thống kê tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP.HCM cho thấy lượng bệnh nhân đến khám vì rối loạn giấc ngủ tăng gấp 4 lần so với năm 2010, cụ thể trung bình có khoảng 400 trường hợp mỗi tháng.

Càng căng thẳng, càng không thể chợp mắt

Lý giải về những trường hợp mất ngủ như trên, GS-TS Lê Đức Hinh cho biết rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành nhất là ở độ tuổi trung niên, đa phần là do căng thẳng về mặt tâm lý.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, gốc tự do là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. Gốc tự do âm thầm tấn công lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối. Từ đó, chúng ngăn cản máu vận chuyển ô xy và dưỡng chất đến não, gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ lại gây căng thẳng cho não bộ làm số lượng gốc tự do tăng cao, khiến cho “câu chuyện” mất ngủ ngày càng phức tạp.

Mất ngủ còn kéo theo hàng loạt những bệnh như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, tăng khả năng xơ vữa mạch, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi. Riêng những tổn hại đến hệ thần kinh - não bộ, mất ngủ sẽ làm giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, lâu ngày dẫn đến mất trí...

Cần thiết điều trị và phòng tránh mất ngủ

Các chuyên gia y tế cảnh báo, mất ngủ ở mức độ nhẹ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ chuyển sang mất ngủ mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của con người. Mất ngủ là hậu quả của gốc tự do và nhiều tác nhân khác tác động từ bên trong cũng như bên ngoài cơ thể.

Chính vì vậy, cần tìm ra nguyên nhân dẫn tới mất ngủ và có biện pháp toàn diện để phòng chứng mất ngủ, quẳng bớt những gánh nặng tâm lý không cần thiết để giảm lượng gốc tự do tấn công ở các tế bào gây nên tình trạng mất ngủ thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung các hoạt chất chống gốc tự do từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh, điều hòa chức năng não, từ đó phục hồi nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.

AloBacsi.vn
Theo Ngọc Nguyễn - Thanh Nien
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mat-ngu-cau-chuyen-nho-hau-qua-lon-n123861.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ
  • Cách đây 2 năm tôi bị đau thần kinh tọa, điều trị bằng châm cứu đã khỏi.
  • Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình.
  • Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy... Vậy ngoáy tai thường xuyên có tốt không?
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY