mề đay là phản ứng của da với các chất gây dị ứng. trong thời kỳ mang thai, do cơ thể nhạy cảm hơn bình thường nên các bà bầu dễ bị nổi mề đay hơn thông thường (kể cả khi họ chưa bị mề đay lần nào trong đời). mẹ bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mề đay thường khởi phát bằng một mảng da đỏ hoặc hồng và nổi gờ lên trên bề mặt da, phân định rõ ràng với vùng da lân cận kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (có thể là thức ăn, thời tiết, lông da động vật, khói bụi, Thu*c…).
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ dễ nhạy cảm hơn với các yếu tố từ môi trường nên dễ bị mề đay hơn thông thường. tình trạng trên phổ biến hơn ở đối tượng sinh con lần đầu và ít khi tái phát trong các đợt mang thai tiếp theo.
Trong y khoa, chưa có ghi nhận trường hợp mề đay ở mẹ ảnh hưởng lên sức khỏe của bé. do vậy, các mẹ bầu bị mề đay trong thai kỳ không cần quá lo lắng vì bệnh không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Thông thường, mề đay xuất hiện lốm đốm, rải rác ở một số bộ phận trên cơ thể và có thể tự khỏi mà không cần biện pháp can thiệp. nếu mề đay nổi nhiều, dày, gây khó chịu hoặc mề đay là triệu chứng của bệnh lý khác, việc thăm khám và dùng Thu*c điều trị cũng nên được cân nhắc. tuy vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng Thu*c theo đúng kê đơn của chuyên gia và tránh dùng Thu*c uống để hạn chế tối đa tác dụng tiêu cực lên thai nhi.
Có nhiều cách khắc phục tình trạng da nổi mề đay khi mang thai, giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. bạn có thể tham khảo một số biện pháp tại nhà sau đây:
Tóm lại, nổi mề đay khi mang thai không gây nguy hiểm lên sức khỏe thai nhi. tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên chủ động can thiệp bằng các biện pháp tại nhà để giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và giúp mề đay chóng lặn.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.