Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền hôm nay

Chuyên khoa nhi giữ chức năng chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý di truyền lâm sàng và các bất thường bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, tư vấn tiền thụ thai (khám tiền sản đề phòng các bệnh di truyền), khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết và tiểu đường ở trẻ em. Các bệnh lý nội tiết nhi khoa và chuyển hoá di truyền có thể kể đến như: tiểu đường sơ sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm̀ hoặc muộn và các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục, tuyến tụy (cường insulin)

Mẹ bầu nên biết vì tương lai những đứa con khônVì tương lai những đứa con không thiệt thòi bởi căn bệnh hiếm - rối loạn chuyển hóa

Khi được 9 tháng tuổi bé Phan Ngọc Châu Anh (Nam Định) bất ngờ xuất hiện nôn liên tục, co giật rồi sau đó hôn mê. Gia đình đưa bé đi bệnh viện khám, với những biểu hiện lâm sàng như trên các bác sĩ nghi ngờ bé bị mắc bệnh liên quan đến não bộ. Tuy nhiên, khi làm các xét nghiệm chuyên sâu bác sĩ kết luận cháu bị một bệnh lý mà mẹ cháu không bao giờ ngờ tói.

Những đứa trẻ đáng thương vì căn bệnh hiếm - rối loạn chuyển hóa

Ts. Vũ Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Sàng lọc sơ sinh và quản lý bệnh hiếm Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cháu Châu Anh bị mắc một bệnh lý bẩm sinh, bệnh hiếm - bệnh rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ. Bệnh rối loạn chuyển hóa axit là tình trạng khi bé ăn đạm vào cơ thể, các protein, một số axit amin bị tắc không chuyển hóa được, gây độc lên thần kinh trung ương dẫn tới trẻ nhanh chóng co giật và hôn mê. Nếu mắc bệnh ở thể nặng, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng ngay trong tháng đầu sau sinh.

Với trường hợp của bé Châu Anh, cháu bị bệnh ở thể nhẹ nên đến tháng thứ 9 mới phát bệnh. Rất may, cháu đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, phát hiện được bệnh lý nên kết quả điều trị khá khả quan. Nếu không phát hiện sớm, khi phát bệnh, trẻ có khả năng Tu vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng, tổn thương nặng nề về mặt vận động và nhận thức. Hiện bé Châu Anh giờ 12 tháng tuổi, phát triển thể chất tốt, đã vịn đứng và đang tập đi, bập bẹ tập nói.

BS. Vũ Trí Dũng đang kiểm tra sức khỏe cho bé Châu Anh

Cùng phòng điều trị với bé Châu Anh là bé Bé trai Đào Xuân Vũ, 17 tháng  ở Việt Yên, Bắc Giang, bé Vũ  được chẩn đoán  bệnh rối loạn chuyển hóa urê. Mẹ của Vũ cho biết, lúc sinh, cháu được 3,5 kg, sức khỏe bình thường. Một tuần sau sinh, bé Vũ bất ngờ bị chướng bụng, khóc và sau đó rơi vào hôn mê. Gia đình đã đưa lên BV Sản Nhi tỉnh Bắc Giang, tại đây các bác sĩ khuyến nghị chọc não vì nghi ngờ đến vấn đề về thần kinh, tuy nhiên theo nguyện vọng gia đình đã xin chuyển cháu lên BV Nhi Trung ương.

Tại đây, trước những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh lý bẩm sinh, các bác sĩ cho làm các xét nghiệm sàng lọc và phát hiện bé bị bệnh rối loạn chuyển hóa ure. BS. Dũng cho cũng cho biết, đây cũng là một bệnh lý hiếm tại Việt Nam, mới chỉ phát hiện khoảng 60 trường hợp mắc bệnh.

Nguyên nhân của bệnh lý này là khi thức ăn vào cơ thể, do khiếm khuyết con đường chuyển hóa amoniac thành ure thải qua nước tiểu làm amoniac tăng lên, gây độc thần kinh trung ương. Với bệnh này, nếu phát hiện muộn, chắc chắn em bé Tu vong. Nhưng với cháu Vũ bác sĩ Dũng cho biết, rất may cháu phát bệnh ở giai đoạn sớm ngay trong tuần đầu sau sinh nên cháu được phát hiện và điều trị kịp thời nên đến thời điểm này cháu đã phát triển tốt.

“Tôi không nghĩ cháu bé bị mắc bệnh này lại được nhanh nhẹn, hoạt bát như vậy, đây thực sự là điều rất may mắn cho cháu và gia đình”, Bs. Dũng cho hay.

Tuy nhiên,  bác sĩ Dũng cũng lưu ý, những gia đình có con bị bệnh này phải hết sức lưu ý vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ cần ăn đúng lượng thức ăn khuyến cáo, nếu thêm một chút là sẽ bị ảnh hưởng ngay.

Làm thế nào để không còn nỗi đau?

Nói về căn bệnh rối loạn chuyển hóa, Bs. Dũng cho hay,  Bệnh rối loạn này có nhiều triệu chứng giống các bệnh lý khác như viêm màng não, vì thế bệnh viện tuyến dưới thường khó phát hiện được. Đây cũng là bệnh lý hiếm gặp, đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương mới chỉ sàng lọc được khoảng 40 cháu mắc bệnh này. “ “Nếu cháu được xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, gia đình hoàn toàn chủ động trong việc điều trị bệnh cho cháu, không bị bất ngờ khi cháu rơi vào tình trạng nôn, co giật và hôn mê và cũng không bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hướng điều trị cũng thuận lợi hơn”.BS Dũng nói.

Với trường hợp bệnh lý di truyền về rối loạn chuyển hóa, bác sĩ Vũ Trí Dũng tư vấn, nếu mẹ bé muốn sinh con thứ hai phải làm các sàng lọc trước sinh vì khả năng một lần mang thai mắc bệnh là 1/4.

Bé Châu Anh hay bé Vũ chỉ là hai trong rất nhiều cháu bé bị mắc căn bệnh hiếm đang được điều trị tại Trung tâm Sàng lọc sơ sinh và quản lý bệnh hiếm Bệnh viện Nhi Trung ương. Có những đứa trẻ phải cả đời dùng Thu*c và gắn bó với bệnh viện. Có những người mẹ thương con, chăm con nhưng trong lòng vẫn canh cánh một nỗi đau, một sự ân hận muộn màng bởi chữ “giá như” biết mà đi sàng lọc sớm cho con đỡ khổ…

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, sàng lọc sơ sinh và trước sinh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh hiếm, bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Bởi việc làm này không chỉ góp phần to lớn trong việc nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và Tu vong ở trẻ em mà còn góp phần nâng cao chất lượng dân số, giống nòi.

H.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/vi-tuong-lai-nhung-dua-con-khong-thiet-thoi-vi-benh-hiem-roi-loan-chuyen-hoa-n152350.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Thiên chức làm cha, làm mẹ là món quà vô cùng ý nghĩa mà trời đất ban tặng. Các mẹ phải chăm sóc bản thân và em bé thật tốt.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY