Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Miễn dịch kém khiến trẻ em Việt Nam hay bệnh tật, thấp còi suy dinh dưỡng

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, đa số những trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng đều có khả năng miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh như: sởi, ho gà, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy…. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, tình trạng này nếu duy trì trong thời gian dài sẽ cản bước phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ em Việt trong tương lai không xa.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em nhưng theo thống kê ở Việt Nam, cứ 4 trẻ thì vẫn còn 1 trẻ bị thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi).

Trong bối cảnh Việt Nam có khoảng gần 8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì có đến 1,2 triệu trẻ thể nhẹ cân và trên 2 triệu trẻ thấp còi. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng ở trẻ em, ảnh hưởng đến phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, phát triển toàn diện ở trẻ.

Tại hội thảo "Sữa non - Nguồn miễn dịch quý giá cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, với những trẻ có sức đề kháng kém, biểu hiện là lười ăn, quấy khóc, còi cọc suy dinh dưỡng, hay ốm vặt, hay mắc bệnh về da… thì có nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (như sốt, ho, hắt hơi, đau họng,…).

“Nhiễm khuẩn hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất. Quá trình điều trị, chúng tôi nhận thấy rằng, mỗi trẻ có từ 5-7 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp/năm. Số trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp đến khám tại các phòng khám và bệnh viện chiếm từ 1/3 - 1/2 tổng số trẻ. Đáng chú ý trong đó, viêm phổi là bệnh nặng và gây Tu vong cao nhất chiếm 1/4 - 1/3 tổng số Tu vong ở trẻ dưới 5 tuổi”- PGS. Dũng thông tin.

Chuyên gia Nhi khoa này cũng cho rằng, khi con bị nhiễm khuẩn hô hấp thì hầu hết cha mẹ lại lạm dụng kháng sinh, gây ra tình trạng kháng Thu*c, bệnh hay tái đi tái lại. Chính điều này góp phần giảm sức đề kháng của trẻ, tạo nên vòng luẩn quẩn của bệnh tật, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

“Ở các nước đang phát triển có đến 4.300 trẻ Tu vong mỗi ngày do viêm phổi, tương đương với cứ 20 giây lại có 1 trẻ Tu vong do viêm phổi mỗi ngày”- PGS. Dũng cảnh báo.

Nên tận dụng “vắc xin đầu đời”

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016, tỷ lệ trẻ thể thấp còi vẫn ở mức cao 25%. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ cản bước phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ em Việt trong tương lai không xa. Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho hay, tăng cường miễn dịch, dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ.

Các chuyên gia chia sẻ về cách chăm sóc giúp trẻ phát triển toàn diện cả về sức đề kháng, thể chất và trí tuệ.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc trẻ có cơ hội được ăn sữa non (xuất hiện ở tuần cuối thai kỳ và 48-72h sau sinh) trong những năm tháng đầu đời có khả nắng chống chọi lại được nhiều bệnh tật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sữa non được coi như "vắc xin đầu đời" giàu và kháng thể cho trẻ, do đó các bà mẹ cần cho con bú ngay sau sinh.

Còn nếu trẻ không được sử dụng nguồn sữa non trong giai đoạn này đồng nghĩa với việc trẻ chịu gánh nặng nặng nề hơn trong suốt cuộc đời. Trong những thực phẩm để nuôi sống con người thì sữa non được ví như một "thực phẩm vàng" cho trẻ mới sinh bởi nó rất giàu các kháng thể tự nhiên IgA, IgD, IgE, IgG, IgM giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virút, và các tác nhân gây bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Phòng chống thiếu vi chất được coi là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia 2011-2020. Các chuyên gia khuyến cáo, thực hiện phòng chống thiếu vi chất bằng cách đa dạng hóa thực phẩm trong bữa ăn; Lựa chọn và thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; Cho trẻ bú sớm trong vòng 1h đầu sau sinh để nhận được nguồn sữa non giàu vi chất, kháng thể từ mẹ; Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn; Bổ sung các loại thực phẩm bổ sung như sữa non, vitamin, khoáng chất để tăng cường cho trẻ nhỏ...

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mien-dich-kem-khien-tre-em-viet-nam-hay-benh-tat-thap-coi-suy-dinh-duong-n161165.html)

Tin cùng nội dung

  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY