Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh: “Kẻ trộm” đối với mọi nỗ lực nuôi con khỏe của mẹ

90% các mẹ tham gia khảo sát gần đây đều đồng tình rằng tình trạng đổ mồ hôi trộm là hiện tượng bình thường không cần phải lo. Nhưng sự thật thì nó có đáng lo không?

Bất kỳ một trạng thái nào xuất hiện trên cơ thể trẻ sơ sinh, dẫu chỉ là một vài chấm nhỏ, rất có thể là dấu hiệu báo động cho mẹ về tình trạng sức khỏe của trẻ. Nguyên tắc chăm con hiệu quả: Mẹ đừng xem thường bất kỳ điều gì trước khi hiểu rõ về nó, chưa trang bị đủ kiến thức về cách chăm sóc trẻ để đối phó với tình trạng đó.

Đổ mồ hôi trộm cũng là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, thế nhưng trạng thái bình thường đối với trẻ này đôi khi lại bất thường đối với trẻ khác. tưởng chừng đơn giản, song nếu như trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm thường xuyên mà mẹ không có giải pháp chăm sóc đúng đắn, trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da và một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Để chăm con khỏe, mẹ đừng xem thường mồ hôi trộm

Khảo sát gần đây trên một trang báo điện tử cho thấy phần lớn các bà mẹ tham gia trả lời vẫn chưa hiểu cặn kẽ về mồ hôi trộm, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ nhỏ. 90% người tham gia khảo sát đều không hiểu về tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. đây là điều đáng lo ngại, vì không hiểu đúng về mồ hôi trộm, mẹ sẽ không có giải pháp xử lý đúng đắn, về lâu dài sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Trẻ thường đổ mồ hôi trộm ở vùng có nhiều tuyến mồ hôi như lưng bụng, trán, vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay bàn chân, bẹn háng. mẹ biết không, tình trạng mồ hôi trộm kéo dài dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, nếu không phát hiện kịp thời, trẻ sẽ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm nhiễm ngoài da (mụn nhọt, rôm sảy, nấm ngứa…).

Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh: “Kẻ trộm” đối với mọi nỗ lực nuôi con khỏe của mẹ - Ảnh 1.

Mồ hôi trộm - "Tên trộm" xuất hiện vào ban đêm sẽ khiến mẹ khó lòng đối phó.

Đổ mồ hôi vùng lưng bụng ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh bởi phần lớn thời gian trong ngày là dành cho việc nằm ngủ. thậm chí, trong thời tiết mát mẻ/lạnh, trẻ mặc quần áo thoáng mát cũng vẫn đổ mồ hôi trong suốt lúc ngủ. mẹ thường không để ý lau mồ hôi lưng khi trẻ ngủ, hoặc nếu có để ý thì ngại xê dịch tư thế để lau khô làm phiền giấc ngủ của con, điều này khiến mồ hôi ứ đọng, trẻ sẽ có thể bị cảm lạnh, nguy cơ gây nên các chứng bệnh về hô hấp, các vấn đề ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy, nấm ngứa.v.v..

Giải pháp giúp thấm khô mồ hôi trộm của bé, mẹ nuôi con nhàn tênh!

Trước tiên, mẹ không nên quá ủ ấm trẻ bằng nhiều lớp quần áo, giữ cho trẻ luôn thoáng mát; lưu ý chọn chọn quần áo, chăn mền có chất liệu mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. trong đó, lựa chọn tã dán sơ sinh cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ. khi hiểu rõ về tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, nhiều người đặt câu hỏi: vậy khi lựa chọn tã cho trẻ sơ sinh cần có những lưu ý gì đặc biệt để giúp cho quá trình chăm sóc trẻ đổ mồ hôi trộm thuận tiện và hiệu quả hơn?

Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh: “Kẻ trộm” đối với mọi nỗ lực nuôi con khỏe của mẹ - Ảnh 2.

Không gian phòng ngủ của trẻ cần có gió nhẹ, nhiệt độ phòng không xuống thấp dưới 27oC

Tã dán phù hợp nhất với trẻ sơ sinh, giúp mẹ chăm sóc con tốt khi đổ mồ hôi trộm chính là sản phẩm có cải tiến mới - thiết kế đệm thun thấm hút mồ hôi. cụ thể, thiết kế chuyên biệt này giúp mang lại hiệu quả cao hơn trong việc thấm hút mồ hôi, giữ cho làn da trẻ vùng lưng bụng luôn khô thoáng. tã dán sơ sinh với đệm thun thấm mồ hôi là bước tiến công nghệ trong việc thấu hiểu cơ thể trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ trẻ ngay cả khi mẹ không thể chủ động làm điều này (vào ban đêm).

Việc giữ cho trẻ luôn khô thoáng, không bị cảm lạnh bởi mồ hôi sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ gây nên các bệnh về hô hấp. trẻ ngủ thẳng giấc, không bị quấy khóc bởi cảm giác ẩm ướt cũng giúp mẹ an tâm, không thức giấc về đêm để kiểm tra tình trạng của trẻ. thêm vào đó, tã dán dành cho trẻ sơ sinh cần có thiết kế bề mặt êm mềm, thấm hút tốt để thấm nhanh chất tiêu bẩn, giữ cho trẻ luôn sạch sẽ.

Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh: “Kẻ trộm” đối với mọi nỗ lực nuôi con khỏe của mẹ - Ảnh 3.

Thiết kế đệm thun thấm mồ hôi êm mềm, khô thoáng, chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh giúp mẹ chăm sóc trẻ hiệu quả hơn và tiện lợi hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/mo-hoi-trom-o-tre-so-sinh-ke-trom-doi-voi-moi-no-luc-nuoi-con-khoe-cua-me-20210310195607044.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY