Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Mời dự tư vấn “Dinh dưỡng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”

Ngày 28/8, BV Đại học y dược TPHCM tổ chức hội thảo nhằm cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lý, hỗ trợ tích cực việc điều trị cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý có giới hạn đườngdẫn khí dai dẳng và tiến triển, kèm gia tăng đáp ứngviêm mạn tính của đường dẫn khí với các hạt hoặc khí độc hại.

Người bệnh COPD thường có các triệu chứng ho, khò khè, khó thở và diễntiến bệnh nặng dần theo thời gian. Đáng lưu ý, ở giai đoạn tiến triển, người bệnhcó thể gặp các rối loạn về dinh dưỡng như teo cơ, sụt cân, giảm khối mỡ, loãngxương, làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động hô hấp của người bệnh, nguy cơ caodẫn đến Tu vong.

Theo một số nghiên cứu cho thấy sụt cân, teo cơ xảy ra ở 20% người bệnhCOPD điều trị ngoại trú, trong khi tỉ lệ này ở người bệnh COPD suy hô hấp nặng,được chỉ định ghép phổi là 45%. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ởngười bệnh COPD như chán ăn, giảm độ ngon miệng, quá trình tiêu hóa, hấp thu thứcăn kém. Khi bệnh diễn tiến nặng, nhiều người bệnh khó thở ngay cả khi ăn khiếnăn uống rất kém... Ngoài ra, do khó thở khi gắng sức khiến người bệnh hạn chế vậnđộng làm teo cơ nhiều hơn.

BS Hạnh Duyên khám cho người bệnh COPD bị suy dinh dưỡng

Tính chất bệnh COPD gây ra hiện tượng khó thở và giảm khả năng gắng sức.Nếu kết hợp với tình trạng suy dinh dưỡng, khả năng gắng sức của người bệnh cònkém hơn. Bên cạnh đó, việc sụt cân còn làm giảm sức mạnh các cơ hô hấp, giảm chứcnăng phổi. Những người bệnh COPD có suy dinh dưỡng dễ vào các đợt cấp của bệnh,làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

Chính vì vậy, người bệnh COPD cần theo dõi cơ thể để phát hiện sớm suydinh dưỡng và có can thiệp kịp thời. Theo Hội dinh dưỡng Châu Âu (2013), ngườibệnh COPD có tình trạng sụt cân không mong muốn nhiều hơn 5%/3 tháng hoặc chỉ sốBMI < 22kg/m2 cần được tầm soát suy dinh dưỡng.

Nhằm cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lý, hỗ trợ tích cựcviệc điều trị cho người bệnh COPD, BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức buổi sinh hoạtchuyên đề “Dinh dưỡng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Qua đó, những chia sẻcủa chuyên gia sẽ giúp người bệnh và thân nhân có sự hiểu biết về bệnh lý rõràng, đúng đắn và có những can thiệp dinh dưỡng kịp thời.

Ngoài ra, tham dự buổi sinh hoạt còn được nhận những phần quà từ BTC. Chươngtrình cũng sẽ dành phiếu khám bệnh, đo chức năng hô hấp miễn phí cho một số ngườitham dự may mắn.

Chương trình diễn ra từ 8g - 10g, chủ nhật ngày28/8 tại giảng đường 3A (lầu 3, khu A) của BV (215 Hồng Bàng, Phường 11,Quận 5, TPHCM). Bạn có thể đăngký tham dự miễn phí qua điện thoại Phòng khám hô hấp: (08) 3952 5189 - (08)3952 5190.    

AloBacsi.vnCổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/moi-du-tu-van-dinh-duong-trong-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-n283415.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY