Phong thủy hôm nay

Mới mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì để không tăng đường huyết?

(MangYTe) - Người mới mắc tiểu đường (tuýp 1, tuýp 2) nên ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng, để không làm tăng đường huyết và giúp phòng ngừa, cải thiện được biến chứng tiểu đường, đặc biệt là rủi ro liên quan đến tim mạch. Dưới đây là những gợi ý về những thực phẩm tốt người tiểu đường nên lựa chọn:

Rau lá xanh rất giàu chất xơ hòa tan và dinh dưỡng

Tất cả các loại rau/củ quả có màu xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, măng tây, quả bí, rau mầm, đậu xanh, cải xoong, cải ngồng, cần tây, mướp đắng, tầm tơi, đậu bắp… đều không làm tăng đường máu sau ăn. Đồng thời chúng có chứa nhiều chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa bảo vệ mạch máu, thủy tinh thể của người tiểu đường.

Nếu coi số lượng thức ăn trong một bữa chính để đầy một đĩa tròn có 4 phần, thì 1/2 trong số đó nên là rau củ quả. Thứ tự khi bạn ăn nên là rau xanh + nước canh rồi mới tới cơm và các thức ăn khác, cách ăn này sẽ giúp làm giảm cảm giác đói và làm chậm hấp thu đường.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp kiểm soát đường máu hiệu quả hơn

Ngũ cốc nguyên hạt là các loại ngũ cốc còn nguyên vẹn cả lớp vỏ cám hoặc vỏ lụa bao ngoài như gạo lứt, hoặc các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu lăng), yến mạch… giàu chất xơ hòa tan, các vitamin nhóm B và chất đạm. Bạn có thể sử dụng hàng ngày để thay thế nguồn tinh bột từ cơm trắng.

Có nhiều cách giúp bạn chế biến các loại ngũ cốc này, bạn có thể rang xay rồi trộn với sữa chua, hoa quả dùng làm món ăn sáng hoặc bữa ăn phụ. Hoặc bạn cũng có thể nấu cháo (không thêm đường, cho ít muối) cùng đậu hũ, cá và thịt nạc.. để tăng thêm gia vị cho món ăn.

Trứng - thực phẩm tốt với người tiểu đường

Trước kia người ta nghĩ rằng trứng có quá nhiều cholesterol, nằm trong nhóm kiêng kỵ với người bệnh tiểu đường. Thế nhưng những nghiên cứu gần đây đã “minh oan” cho thực phẩm này.

Theo đó, lòng đỏ trứng gà rất giàu omega - 3 và nhiều dưỡng chất khác giúp giảm viêm, cải thiện độ nhạy cảm của insulin, tăng lượng cholesterol tốt. Ngoài ra, trứng còn cung cấp lutein, zeaxanthin - là những các chất chống oxy hóa tốt cho mắt. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn trứng còn giúp bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn, nhưng không nên ăn quá 5 quả trứng mỗi tuần và cách chế biến tốt nhất là luộc.

Cá hồi, cá mòi, cá ngừ ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Cá hồi, cá mòi hay cá ngừ cung cấp nguồn chất đạm lành mạnh, có thể sử dụng để thay thế cho chất đạm có trong các loại thịt màu đỏ như thịt bò, lợn, thịt cừu… Đặc biệt, cá không làm tăng đường máu, cung cấp nhiều chất béo tốt giúp làm giảm bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nên ăn 2 - 3 lần cá/một tuần, nên luộc, hấp thay vì chiên rán nhiều mỡ hoặc kho mặn. Riêng với những người tiểu đường kèm theo bệnh Gout (tăng axit uric) không nên ăn cá hồi, cá ngừ, mà thay thế bằng các loại cá đồng.

Các loại quả mọng và trái cây họ cam quýt

Bạn có thể ăn thường xuyên như trái cây có múi (cam, bưởi…), thanh long, ổi, xoài, chuối, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất…) vì chúng ít làm tăng đường huyết, đồng thời giàu chất chống oxy hóa, dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, trái cây vẫn chứa năng lượng nên việc ăn ngay sau khi ăn cơm sẽ gây tăng đường huyết. Vì vậy, điều quan trọng nhất là ăn đúng cách như: ăn vào các bữa phụ và theo nguyên tắc “lòng bàn tay” - tức là số lượng vừa nắm trong lòng bàn tay ở mỗi lần ăn.

Cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang tốt cho mắt của người tiểu đường

So với cà rốt, cà chua, thì bí đỏ và khoai lang có chứa nhiều tinh bột hơn. Tuy nhiên, chúng có chứa rất nhiều beta - caroten (tiền vitamin A) tốt cho mắt. Ngoài ra, khoai lang và bí đỏ có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giàu chất xơ hòa tan và chứa nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho người tiểu đường.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - giảm và ổn định đường huyết hiệu quả

Chế độ ăn uống có kiểm soát là một phần quan trọng để giúp đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn ở tiểu đường mới mắc tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, tình trạng kháng insulin là vấn đề khiến cho người bệnh khó ổn định đường huyết và giảm HbA1c (chỉ số đường huyết 3 tháng trước đó).

Vì thế, cùng với chế độ ăn, bổ sung thêm các chế phẩm hỗ trợ từ các thảo dược truyền thống như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng được coi là giải pháp hoàn hảo giúp giảm đường huyết, giảm kháng insulin.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết

Với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe GLUTEX là sản phẩm phù hợp cho người tiểu đường tuýp 2, tiền tiểu đường để hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh.

P.V

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/moi-mac-benh-tieu-duong-nen-an-gi-de-khong-tang-duong-huyet-20190228220024709.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY