Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 người Ch?t do đột quỵ Đời sống

Hiện cả nước có khoảng 440.000 trường hợp còn sống sau đột quỵ. Phần lớn có chất lượng sống kém, nhiều người nằm tại chỗ hoặc mang di chứng gây khó khăn trong sinh hoạt.

Lần đầu tiên Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức hội nghị can thiệp thần kinh Á - Úc vào tháng 3 tại Đà Nẵng. Đây được xem là cơ hội để các bác sĩ trong nước và quốc tế chia sẻ và nâng cao kiến thức trong việc tiếp nhận chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ Tu vong.

Hội nghị sẽ quy tụ khoảng 300 chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực nội - ngoại thần kinh, phương pháp mới trong điều trị đột quỵ, phương pháp điều trị các bệnh dị dạng mạch máu não, điều trị đau cột sống không cần phẫu thuật... 

Phát biểu trước thềm hội nghị, giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, con số Tu vong cũng tương đương. Ngoài ra, hiện cả nước có khoảng 440.000 trường hợp còn sống sau đột quỵ.

Mỗi ngày bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận từ 15 đến 20 ca đột quỵ. Ảnh: Thiên Chương

"Phần lớn người trải qua đột quỵ có chất lượng sống kém, nhiều người nằm tại chỗ hoặc mang di chứng gây khó khăn trong sinh hoạt, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân", ông Thành nói.

Chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch máu não nhận định, một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị đột quỵ Tu vong hoặc mang di chứng suốt đời là do việc điều trị còn hạn chế.

"Hiện cả nước có 16 đơn vị chuyên điều trị đột quỵ, tuy nhiên chỉ tập trung TP HCM và Hà Nội. Không ít bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu chung với những bệnh khác nên không được điều trị tốt nhất", ông Thành nói. Cũng theo ông Thành, thời gian vàng để cấp cứu đối với đột quỵ là 3 giờ, trong khi đó nhiều bệnh nhân ở tỉnh xa phải di chuyển quá thời gian này.

Theo các bác sĩ, dấu hiệu cần nhận biết để cảnh giác với đột quỵ là tê tay, líu lưỡi, khó nói, miệng bị giật méo, mắt mờ. Các triệu chứng ban đầu thường phục hồi nhanh trong ngày nên người bệnh dễ bỏ qua. Các xử trí tốt nhất là lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Để phòng bệnh, cần tự kiểm soát được huyết áp, khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ, kiểm soát cân nặng, hạn chế rượu, bia, siêng năng vận động. Trong trường hợp đột quỵ, người bệnh cần được nới rộng quần áo. Nếu bệnh nhân nôn ói thì nên đặt nằm nghiêng để tránh sặc. Không nên sợ bệnh nhân cắn lưỡi mà dùng các vật lạ để cán vào miệng.

Các bác sĩ muốn tham gia hội nghị can thiệp thần kinh Á - Úc phải đăng ký trước trên trang www.aafitn2014.com.

Thiên Chương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/doi-song/moi-nam-viet-nam-co-200-000-nguoi-chet-do-dot-quy-2939967.html)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY