Gan hôm nay

Mối nguy từ Thuốc giải độc gan

Gần đây nổi nhiều mụn nhọt, da xấu đi, nghĩ là do “nóng trong người” nên chị Hòa (quận 7, TP HCM) mua những loại Thuốc có công dụng “giải độc gan” về uống.

Ban đầu dùng Thuốc, chị Hòa thấy người khỏe khoắn, da đẹp hơn. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thường xuyên, chị thấy người uể oải, chán ăn, đi xét nghiệm kết quả cho thấy gan của chị bị tổn thương do lạm dụng Thuốc.

Bệnh nhân nhập viện điều trị suy gan. Ảnh: Lê Phương.

t, bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân với những tổn thương gan, viêm gan do sử dụng các Thuốc giải độc gan, Thuốc bổ gan tùy tiện, không theo chỉ định.

Theo bác sĩ Hùng, sai lầm nhiều người hay mắc phải là khi cơ thể có triệu chứng bất thường đều nghĩ là do “nóng gan” nên mua Thuốc giải độc gan, làm mát gan về uống tràn lan. Thường gặp nhất là khi bệnh nhân nổi mụn nhọt, ngứa ngáy, sắc tố da thay đổi… “Có nhiều bệnh lý gan góp phần gây nên những biểu hiện xấu trên da nhưng không ít trường hợp là các nguyên nhân rối loạn nội tiết, yếu tố thời tiết, chế độ dinh dưỡng, bệnh huyết học hoặc một số bệnh lý khác chứ không phải do gan”, bác sĩ Hùng lý giải.

Bác sĩ nhấn mạnh, về nguyên tắc không có bệnh thì không dùng Thuốc. Việc dùng Thuốc giống như một “con dao hai lưỡi”. Dùng Thuốc tức là đưa dược chất vào cơ thể để trị bệnh, ngoài tác dụng chính để trị bệnh, Thuốc có thể gây nên những tương tác bất lợi nhất là khi lạm dụng Thuốc, dùng Thuốc không có hướng dẫn chuyên môn. Thuốc được dùng đúng chỉ định, chính xác thì mới đem lại lợi ích cho người bệnh và tránh được các rủi ro, bất lợi. Hầu như các Thuốc sau khi sử dụng đều được đưa đến gan để chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Trong quá trình thu nhận và chuyển hóa Thuốc, có thể đưa đến các chất có hại gây bệnh cho gan ngay cả khi lá gan đang khỏe mạnh. 

Quan niệm sai lầm thường gặp là giải độc gan, bổ gan nguồn gốc thảo dược (Thuốc Nam, Thuốc Đông y,…) vì do chế biến từ cây cỏ thiên nhiên nên vô hại, uống vào “không bổ ngang cũng bổ dọc”. Bác sĩ Hùng đưa ra ví von, cùng một giống cây, nếu mang trồng trên đất này sẽ cho ra quả ngọt, quả to nhưng mang sang đất khác sẽ cho ra quả nhỏ, chua, tùy thuộc vào các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu... Việc sử dụng các loại Thuốc này ở mỗi cơ thể khác nhau cũng vậy. Thuốc Đông y, Thuốc Nam cũng là Thuốc và cần phải sử dụng theo chỉ dẫn của thầy Thuốc trên cơ địa của từng người với từng chẩn đoán bệnh khác nhau, không thể sử dụng tràn lan theo kiểu truyền miệng.

Trong các loại cây thảo dược có những hoạt chất trị bệnh được nhưng cũng có nhiều chất không trị bệnh được và có thể gây hại cho gan. Chính vì vậy việc sử dụng các Thuốc này cần phải được nghiên cứu, có quy trình bào chế đúng cách thì mới giúp giữ lại những hoạt chất có lợi, loại bỏ những hoạt chất có hại chứ không phải đơn thuần Thuốc nào cũng “sao vàng, hạ thổ, đổ vào… ly nước, sắc còn…” là dùng được. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều người sử dụng các cây Thuốc được trồng ở những nơi có độc chất, cây Thuốc được bảo quản không tốt bị ẩm mốc, nhầm Thuốc… dẫn đến nhiễm độc gan nghiêm trọng.

Thuốc giải độc gan để ngăn ngừa những tổn thương do uống bia, uống rượu. Do tâm lý đã có Thuốc “giải độc”, bảo vệ gan nên nhiều người chủ quan, càng thỏa sức uống bia rượu nhiều hơn. “Dĩ nhiên các loại Thuốc này cũng hỗ trợ cho gan trong vấn đề thanh nhiệt, giải độc nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Nếu uống bia rượu liên tục, uống quá nhiều thì không có Thuốc nào có thể giúp gan khỏe được”, bác sĩ Hùng cảnh báo.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/moi-nguy-tu-thuoc-giai-doc-gan-2876663.html)

Tin cùng nội dung

  • Các acid amin được hình thành từ protid là một trong những nhóm dưỡng chất thường hiện diện bằng những chuỗi dài phân tử.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY