Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Môi trường đô thị với sức khỏe: Tìm lối sống “xanh” trong không gian nhiều biến đổi

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Hệ hô hấp của châu Âu cho thấy, tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm của môi trường đô thị dễ gây suy giảm chức năng phổi, khiến phổi sớm lão hóa; tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Đây là nguyên nhân gây Tu vong đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới, đã được các nhà khoa học cảnh báo.

Mối đe dọa tiềm ẩn

Tuổi tác càng cao, sức khỏe của phổi có xu hướng dần yếu đi, ô nhiễm không khí làm tăng tốc quá trình lão hóa, không khí ô nhiễm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến phổi. trên thực tế, từng có các nghiên cứu về ô nhiễm không khí gây hại phổi hiếm đến mức khó tin. các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu không khí mà các đối tượng tham gia tiếp xúc tại nhà để ước tính mức độ ô nhiễm. phát hiện cho thấy những chất gây ô nhiễm gồm có vật chất dạng hạt (pm10), dạng hạt mịn (pm2,5) và nitro dioxide (no2).

Môi trường đô thị

Thông thường, các chất này được sinh ra từ nhiên liệu xe hơi, nhà máy nhiệt điện, khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông. Sau đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu sự tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Những dữ liệu được khảo sát, phân tích kỹ lưỡng như: độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn, tình trạng hút Thu*c và tiếp xúc với khói Thu*c lá của đối tượng tham gia, ảnh hưởng của nghề nghiệp.

Sống “xanh” giúp dễ dàng hòa nhập với xã hội. khi lựa chọn lối sống “xanh”, chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống của mình có mục đích và ý nghĩa hơn.

Từ dữ liệu cho thấy, trung bình mỗi năm mật độ PM2,5 tăng 5 mcg/mét khối trong bầu không khí tại nhà của các đối tượng tham gia, gây suy giảm chức năng phổi, tương đương với hai năm lão hóa sớm. Khi tính toán khả năng mắc bệnh phổi, những đối tượng tham gia sống ở khu vực có nồng độ PM2,5 trên mức tiêu chuẩn trung bình hàng năm mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra (10 mcg/mét khối), khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của họ cao gấp 4 lần, so với những người tiếp xúc thụ động với khói Thu*c lá tại nhà, và bằng phân nửa so với những người đã, đang hút Thu*c lá. Trong khi đó, giới hạn mật độ của PM2.5 trong không khí theo tiêu chuẩn của EU là 25 mcg/mét khối, cao hơn mức gây suy giảm chức năng phổi. Điều này cho thấy tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời có liên quan trực tiếp đến suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngoài ra, những người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao hơn thì phổi của họ yếu hơn, tương đương với ít nhất một năm lão hóa sớm. Đáng lo nhất là những đối tượng thu nhập thấp có xu hướng dễ ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, tăng gấp đôi suy giảm chức năng phổi, tăng gấp ba nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, so với đối tượng thu nhập cao, ở cùng điều kiện tiếp xúc không khí ô nhiễm.

Môi trường đô thị

Sống “xanh”: Giá trị của sự hài hòa

Sống “xanh” từ việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, cải thiện chất lượng không khí bên trong và mua sắm dùng túi tái sử dụng thay vì túi nhựa. hoặc tiêu thụ nhiều sản phẩm hữu cơ thay cho thịt và thực phẩm chế biến sẵn. ngay cả việc sử dụng dụng bóng đèn dây tóc trong nhà cũng là cách hướng đến một cuộc sống bền vững. tất cả đều tác động đáng kể khi chúng ta thực hiện những lựa chọn đó để chuyển dần sang lối sống “xanh”.

Sống “xanh” cũng giúp ta tránh khỏi dị ứng hoặc không làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như ít gặp vấn đề về viêm phế quản mạn tính, dị ứng phấn hoa, hen suyễn và nhiều căn bệnh khác. Tác động tích cực của sống “xanh” không chỉ dừng lại ở thể chất, bởi việc dành thời gian với thiên nhiên còn làm giảm căng thẳng và các bệnh lý về tinh thần.

TÚ UYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/moi-truong-do-thi-voi-suc-khoe-tim-loi-song-xanh-trong-khong-gian-nhieu-bien-doi-n184922.html)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY