Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Một số thói quen hằng ngày giúp giảm tình trạng dị ứng

Đối với những người có cơ địa dị ứng, bệnh thường hay tái phát và phải chung thân với bệnh. Vì vậy, một số thói quen sau sẽ có tác dụng giảm tình trạng gây dị ứng.

Không ăn thức ăn lạ

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và tránh tình trạng “quá kích” của cơ thể nên hạn chế, thậm chí có thể tránh được thì càng tốt những đồ ăn, thức uống có thể gây dị ứng ra khỏi bữa ăn hàng ngày của mình, nhất là những người có cơ địa dị ứng dễ bị dị ứng với các chất trong thực phẩm từ sữa, đường, nấm, rượu, lạc hay trứng...

Hãy đóng cửa sổ

Nhiều người cho rằng cần mở cửa sổ để giúp thông thoáng. Tuy nhiên với người dễ bị dị ứng thì được khuyến cáo nên đóng cửa chính và cửa sổ khi đi ngủ để ngăn gió, sương và cả côn trùng bay vào nhà. Nếu có điều kiện nên đầu tư một bộ lọc không khí phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Vì môi trường không khí cũng rất quan trọng đối với những người bị dị ứng. Người bị dị ứng cần tạo cho mình bầu không khí xung quanh thật trong sạch, nhằm tránh các tác nhân gây dị ứng. Tuyệt đối tránh để các chất dễ gây dị ứng trong nhà, kể cả các loài hoa hay là các chất hóa học…

Thường xuyên vệ sinh nơi ở

Người bị dị ứng cần có một môi trường sống càng sạch càng tốt vì nó có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong không khí. Vì vậy, việc vệ sinh nơi ở, phòng ngủ là rất quan trọng. Không để nơi ở bám đầy bụi bẩn, ẩm mốc vì đó là những nguyên nhân gây dị ứng rất phổ biến. Hãy dành thời gian để dọn dẹp và giữ nhà cửa sạch sẽ thường xuyên. Lau dọn các đồ đạc và cả những đồ dùng cá nhân, chăn gối của mình để đảm bạo các tác nhân gây dị ứng không có cơ hội kích thích “tính nhạy cảm”của cơ thể. Cần tạo thói quen dọn dẹp giường ngủ vào buổi sáng sau khi thức, vì giường, chăn, ga đệm... chứa mọt bụi có thể gây dị ứng. Ngủ trên giường cả đêm khiến bạn tiếp xúc với chúng nhiều giờ nên vào buổi sáng dậy, chứng dị ứng của bạn có thể nặng nhất. Cũng nên giặt sạch chăn, mùng, mền ít nhất mỗi lần một tuần.


Thường xuyên vệ sinh nơi ở để ngăn ngừa dị ứng.

Lưu ý đến nhà bếp

Các dụng cụ nhà bếp cũng cần được quan tâm vì chúng có thể là tác nhân gây dị ứng. Từ các nước tẩy rửa đến các dụng cụ như chảo và nồi chống dính (khi đun nóng hoặc khi bị bong tróc lớp chống dính có thể tạo nên các chất hóa chất độc hại gây dị ứng) đến các dụng cụ bằng nhựa (rổ, găng tay cao su...). Vì vậy, nên dùng dụng cụ nấu nướng làm từ thủy tinh, men hoặc gang, những vật liệu khó oxy hóa, nên mua đồ thủy tinh thay vì đồ nhựa...

Tăng cường vitamin, khoáng chất cho hệ miễn dịch

Để tăng cường vitamin cho hệ miễn dịch, cần chú ý ăn các rau quả tươi, trong đó ưu tiên trái cây giàu vitamin C, rau xanh, thực phẩm giàu magie... Các nghiên cứu cho thấy rằng dầu rosmarinic được tìm thấy trong lá của các loại rau tươi có tác dụng chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng.

Hiện tượng dị ứng, phát ban, ngứa chủ yếu là do sự gia tăng mức histamin trong máu vì vậy, tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu vitamin C có thể ngăn ngừa các tế bào viêm sản sinh ra histamin. Hơn nữa, trái cây giàu vitamin C có thể giúp chữa viêm do các gốc tự do gây ra. Vì vậy, hãy dùng nhiều dâu tây, cam, dưa hấu, táo và trái cây giàu vitamin C khác trong chế độ ăn uống để đối phó với các triệu chứng dị ứng.

Thực phẩm như hạt điều, hạnh nhân, tảo và cám lúa mì là một số thực phẩm tốt nhất cho dị ứng bởi vì chúng chứa nhiều magiê. Magiê hoạt động như chất khoáng chống histamin và là Thu*c giãn phế quản, đó là lý do tại sao nó có tác dụng làm giãn mạch máu và giãn cơ. Thiếu magiê sẽ làm cho bạn dễ bị phản ứng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, vì vậy, hãy bổ sung thức ăn giàu magiê trong chế độ ăn uống của bạn.

Cần uống đủ nước

Nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp bạn đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Như chúng ta đã biết, nước là một dung môi có thể hòa tan và tạo môi trường cho các phản ứng hóa học, vì vậy, uống nhiều nước sẽ có thể giúp phá vỡ liên kết của chất gây dị ứng cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy cơ thể uống nước nhiều thì nguy cơ bị dị ứng càng ít, nhưng phải đảm bảo là uống nước tinh khiết.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Đeo khẩu trang có thể giúp hạn chế việc tiếp xúc với phấn hoa ngoài không khí. Việc mặc quần áo dài, đeo găng tay và tất dài để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây dị ứng cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, người có cơ địa dị ứng cũng cần chăm sóc bản thân. Đây là yếu tố cực kỳ thiết yếu đề chống lại dị ứng. Nếu không bị dị ứng bởi thức ăn hay không khí, thì hãy chú ý đến làn da của bạn. Một làn da khỏe sẽ giúp chống lại các loại vi khuẩn, bụi bẩn và bảo vệ hệ miễn dịch của bạn khỏi những kích thích từ da.Việc điều chỉnh cảm xúc và giảm căng thẳng trong cuộc sống cũng như trong công việc rất quan trọng để giảm tình trạng bị dị ứng. Hãy giữ bản thân luôn trong tình trạng thoải mái và thư giãn nhất có thể. Cần thư giãn cơ thể và tạo cảm giác thoái mái hơn, hãy đi dạo, hít thở thật sâu. Điều quan trọng nữa là hãy sắp xếp cuộc sống của bạn thật khoa học để tránh căng thẳng và tạo cho mình thói quen sinh hoạt tốt.

ThS. BS. Vũ Thị Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-so-thoi-quen-hang-ngay-giup-giam-tinh-trang-di-ung-n155366.html)
Từ khóa: dị ứng

Chủ đề liên quan:

dị ứng một số

Tin cùng nội dung

  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY