Có rất nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên kết giữa chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt, soda…) với vòng eo lớn và nhiều mối nguy sức khỏe khác và là mối nguy hiểm cho những người bị bệnh đái tháo đường. Khi ăn, uống nhiều những thức ăn này sẽ cung cấp quá nhiều đường vào cơ thể, khiến bạn tăng cân, cũng như làm tăng mức glucose trong máu, từ đó làm trầm trọng thêm biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Những thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, ngô là những nguồn cung cấp carbohydrates chính, và vì vậy cần được ăn ít hoặc tránh. Nếu khoai tây đem chiên lên sẽ rất giàu chất béo, thì những rủi ro cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường thường phức tạp: Làm cho mức đường huyết của bạn tăng cao và làm các triệu chứng đái tháo đường xấu đi.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường nghĩ đường là điều tồi tệ nhất ảnh hưởng đến lượng đường máu của họ, nhưng thực sự lại nằm ở lượng carbohydrates. Vì vậy, khi xem xét các nhãn sản phẩm dinh dưỡng cần để ý tới tổng số hàm lượng carbohydrate, chứ không phải chỉ hàm lượng đường. Bánh rán và bánh mì được làm từ ngũ cốc tinh chế, chứa lượng carbohydrat cao không tốt với những người bị đái tháo đường vì nó có thể làm tăng mức đường huyết.
Thông thường bổ sung trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta hàng ngày, nhưng đối với bệnh nhân đái tháo đường phải rất cẩn thận, đặc biệt là hoa quả sấy khô.
Quá trình xử lý và sấy khô khiến lượng đường tự nhiên trong trái cây bị cô đặc lại (một nắm nhỏ nho khô có thể chứa nhiều đường và carbs tương đương với một bát lớn nho tươi, vì vậy cần chú ý đến lượng ăn vào). Những túi nho khô, mít và chuối sấy khô là lý do khiến mức glucose máu của bạn đột ngột tăng mạnh. Giải pháp tốt là bạn nên chọn ăn trái cây tươi, vừa hạn chế đường, vừa bổ sung chất xơ và vitamin. Người bị đái tháo đường nên chọn loại quả mọng có xu hướng làm tăng lượng đường trong máu ít hơn so với các loại trái cây như nho hoặc dưa…
Thực tế các loại trái cây rất giàu chất xơ, rất tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường, nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây. Do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người như giảm táo bón, đẹp da, nhưng mật ong có chứa tới 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp. Do vậy bệnh nhân đái tháo đường càng tránh mật ong càng nhiều càng tốt.
Vị ngọt của đường mía rất nhiều người nhớ, mặc dù làm giảm cơn khát nhưng nó lại chứa glucose, ftucose, và saccarozo cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh đái tháo đường. Vì vậy, bệnh nhân cầm xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.
Đối với các bệnh nhân đái tháo đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó người bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp…
Chủ đề liên quan:
đái tháo đường một số nên tránh người đái tháo đường tháo đường thực phẩm thực phẩm nên tránh bệnh đái tháo đường