Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Mụn rộp Sinh d*c điều trị có khó?

Cháu bị mụn rộp Sinh d*c cứ thỉnh thoảng lại tái phát nên rất khó chịu.
Bùi Thị Thanh Hương (thanhhuong@gmail.com)

Bệnh mụn rộp Sinh d*c hay còn gọi là Herpes Sinh d*c là do virut Herpes Simplex gây ra những mụn phỏng ở đường Sinh d*c. Các dấu hiệu khởi đầu của bệnh là đau và ngứa, thường xảy ra sau 2-7 ngày sau khi nhiễm virut. Vài giờ đến vài ngày sau, vết loét bắt đầu xuất hiện. Vết loét đầu tiên chỉ là một chỗ sưng đỏ nhỏ, mềm, đau, rồi trở nên mọng nước trong, sau đó chúng vỡ miệng ra trở thành vết loét, gây rỉ dịch hoặc chảy máu gây ngứa và rất đau. Ở nữ, vết loét có thể xuất hiện ở vùng *m đ*o, cơ quan Sinh d*c ngoài, mông, hậu môn hoặc bên trong cổ tử cung. Ở nam, vết loét có thể ở D**ng v*t, bìu, mông, hậu môn, đùi, niệu đạo,... Trong giai đoạn bộc phát, bệnh nhân có thể có các triệu chứng nhiễm virut thông thường giống bệnh cúm, gồm: sốt, nhức đầu và nổi hạch bẹn... Bệnh thường tự khỏi nhưng dễ tái phát. Hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm, có thể điều trị bệnh bằng các Thu*c ức chế virut như acyclovir giúp vết loét lành nhanh hơn và hạn chế tái phát... Hơn nữa một khi bị mụn rộp Sinh d*c, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c khác, kể cả HIV và AIDS. Để phòng tránh mụn rộp Sinh d*c, tốt nhất nên quan hệ T*nh d*c lành mạnh, một vợ một chồng và dùng bao cao su thường xuyên. Trường hợp người đang bị mụn rộp Sinh d*c cần tránh lây lan cho bạn tình bằng cách: tránh quan hệ T*nh d*c, tránh đụng chạm và giữ cho vết loét sạch sẽ và khô ráo, rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với vết loét.

BS. Vũ Ngọc Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mun-rop-sinh-duc-dieu-tri-co-kho-n131300.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY