Muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ bạch huyết... đã được nói đến nhiều. Riêng loài muỗi cát ít khi được đề cập.
Muỗi cát có đặc điểm “nhận dạng” rất riêng
Muỗi cát có tên khoa học là Phlebotomine sandflies hoặc Phlebotomus, chúng nhỏ khoảng 3mm, màu vàng trắng; trên chân, cánh, thân đều có lông. Cánh muỗi hình bầu dục, đầu mút cánh hình mũi mác. Mắt to, đen, nổi rõ, rất dễ nhận biết. Loài muỗi này có chân dài với một kiểu bay nhảy khá đặc biệt như bay một đoạn ngắn rồi lại đậu. Trái với tất cả các loại côn trùng hai cánh chích đốt khác, hai cánh của loài muỗi cát không khép vào thân khi đậu nghỉ mà dựng đứng trên thân tạo thành hình chữ V.
Thời kỳ ủ bệnh do nhiễm Leishmania trung bình khoảng 3 tháng, ngắn nhất là 3 tuần, dài nhất là 18 tháng.
Nếu bị mắc bệnh do nhiễm ký sinh trùng Leishmania không được điều trị sẽ có tỷ lệ Tu vong cao trong vòng từ 3 - 20 tháng; ở người lớn tỷ lệ Tu vong chiếm 90 - 95%, ở trẻ em tỷ lệ Tu vong có thể chiếm tới 75 - 85%. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ Tu vong giảm xuống dưới 10%.
|
Muỗi cát sống hoang dại, trú ẩn ở các hốc cây, kẽ đá... đặc biệt hay gặp ở các tổ mối. Chỉ có muỗi cái mới hút máu người và các loại động vật. Ở Việt Nam, đã phát hiện muỗi cát ở Cẩm Bình (Hải Dương), Ghềnh (Ninh Bình), Đức Phổ (Quảng Ngãi)...
Muỗi cát thường đốt hút máu sau khi trời tối nhưng cũng có thể đốt vào ban ngày ở trong rừng khi có mây che phủ. Do muỗi có vòi ngắn nên chúng không thể đốt, hút máu người xuyên qua quần áo được.
Muỗi cát cái là trung gian
truyền bệnh Leishmania cho súc vật thuộc các loài gặm nhấm như chuột, loài có nanh như chó, mèo, cáo... và nhiều loại động vật có vú, trong đó có cả con người.
Những bệnh do nhiễm Leishmania
Ký sinh trùng Leishmania có 3 thể và 3 chủng, mỗi chủng Leishmania gây ra một loại bệnh khác nhau.
Bệnh Kala-azar: gọi là bệnh sốt đen, còn gọi là thể Ấn Độ. Mầm bệnh là loại ký sinh trùng Leishmania donovani. Nguồn bệnh là người, tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nhưng tỷ lệ bệnh được ghi nhận cao hơn ở người lớn.
Bệnh thường có biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng như sốt cao từ 39oC đến 40oC, sốt có dạng làn sóng. Gan, lách sưng to nhanh trong khoảng từ 3 - 6 tháng. Da bệnh nhân có màu sẫm, tóc giòn. Bạch cầu, hồng cầu giảm nhiều. Sau khi mắc bệnh, nếu bệnh nhân thoát ch*t, trên da người bệnh xuất hiện những nốt mụn gọi là thể Leishmaniod, trong nốt mụn chứa rất nhiều ký sinh trùng Leishmania.
Bệnh Kala-azar trẻ em: còn gọi là thể Địa Trung Hải. Mầm bệnh là loại ký sinh trùng Leishmania donovani infantum. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Ngoài nguồn bệnh là người, còn có các loại động vật khác như chó, chuột, sóc, chồn, cáo... Bệnh thường được biểu hiện sớm với các vết loét ở da có đường kính khoảng 2cm; sau đó xuất hiện các triệu chứng như bệnh Kala-azar ở người lớn như: sốt cao, sốt có dạng làn sóng; gan, lách sưng to, da bị sẫm màu... nhưng ở vào giai đoạn sau không xuất hiện các nốt mụn Leishmaniod như thể bệnh ở người lớn.
Bệnh Leishmania phủ tạng Đông Phi: còn gọi là thể châu Phi. Mầm bệnh là loại ký sinh trùng Leishmania donovani archibadi. Nguồn bệnh là người và các loại động vật có vú hoang dại, động vật ăn thịt và động vật gặm nhấm. Bệnh xuất hiện những nốt mụn ở trên da, sau trở thành vết loét. Bệnh nhân bị sốt, gan, lách sưng to, da sẫm màu; có thể có những nốt mụn Leishmaniod ở da sau khi bệnh lùi.
Điều trị bệnh do Leishmania
Chẩn đoán bệnh do nhiễm Leishmania dựa vào các biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình như sốt có dạng làn sóng, gan, lách sưng to; da sẫm màu, vết loét ở trên da hoặc có các nốt mụn Leishmaniod.
Việc chẩn đoán ký sinh học cần căn cứ vào xét nghiệm máu, dịch vết loét, phương pháp huyết thanh miễn dịch, sinh học phân tử, sinh thiết hạch, gan, lách tủy xương để tìm ký sinh trùng... Điều trị bệnh do ký sinh trùng Leishmania bằng cách sử dụng các loại Thu*c có dẫn chất của antimoin như stibophen, fuadrin, neoantimosan, stibosanun... hoặc diamidin, amphotericin B.
Theo BS Nguyễn Trâm Anh - Sức khỏe & Đời sống