Cơ quan hàng không vũ trụ mỹ (nasa) cũng lên kế hoạch đưa thiết bị khảo sát bề mặt perseverance lên sao hỏa vào ngày 17.7, lên đến nơi ngày 18.2.
Hai nhiệm vụ trên được thực hiện lúc trái đất và sao hỏa gần nhau nhất, nhờ vậy hành trình của tàu vũ trụ sẽ rút ngắn và tốn ít nhiên liệu hơn.
Thiên Vấn-1 gồm một tàu quỹ đạo bay quanh hành tinh, một tàu đổ bộ mang theo thiết bị tự hành xem xét các yếu tố môi trường, băng, nước, đất. Còn thiết bị Perseverance sẽ tìm kiếm dấu hiệu sự sống và thu thập mẫu bề mặt đem về.
Thiết bị tự hành của trung quốc được thiết kế để hoạt động trong 90 ngày sao hỏa (khoảng 3 tháng trái đất). thiết bị của mỹ dự kiến ở lại đến 1 năm sao hỏa (687 ngày trái đất).
Theo chuyên gia bao: “điểm quan trọng đầu tiên là phải đảm bảo tàu quỹ đạo được trọng lực sao hỏa bắt lấy. sau đó tàu đổ bộ mất khoảng 7 - 8 phút đáp xuống bề mặt”. năm ngoái, trung quốc đã tập luyện hạ cánh với các bước giảm tốc, bay lơ lửng, quan sát cảnh quan tránh chướng ngại vật, đáp nhẹ nhàng.
Kinh nghiệm từ nhiệm vụ lên mặt trăng thành công sẽ rất có ích cho nhiệm vụ này. đầu năm 2019, trung quốc đưa thiết bị thăm dò ngọc thố-2 lên bề mặt tối của mặt trăng, họ chuẩn bị thực hiện thêm một lần nữa bằng thiết bị thường nga-5 trong cuối năm 2020.
Trung quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc về hàng không vũ trụ vào năm 2030, bắt kịp mỹ và nga. nhưng nhiệm vụ sao hỏa đầu tiên của quốc gia châu á năm 2012 đã thất bại, thiết bị thăm dò huỳnh hỏa-1 vận chuyển bởi tàu vũ trụ phobos-grunt (nga) không thể ra khỏi quỹ đạo trái đất, rồi sau đó rơi xuống thái bình dương. bốn năm sau chính quyền bắc kinh khởi động chương trình sao hỏa riêng.
Thời kỳ chiến tranh lạnh từng chứng kiến cuộc cạnh tranh tương tự. chiếc mariner-4 của mỹ là tàu vũ trụ đầu tiên bay sát qua sao hỏa năm 1964, liên xô năm 1971 thành công bay vào quỹ đạo và đổ bộ hành tinh đỏ với hai chiếc mars-2 cùng mars-3.