Tâm sự hôm nay

Năm 2020 thế giới có 8 triệu người Tu vong vì có liên quan đến Thuốc lá

(MangYTe) - Theo thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020 thế giới có 8 triệu người Tu vong vì Thuốc lá và các vấn đề liên quan đến Thuốc lá. Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ hút Thuốc lá nhiều nhất trên thế giới với khoảng 15 triệu người hút Thuốc; 2/3 phụ nữ và 1/2 trẻ em thường xuyên hút Thuốc thụ động.

Sáng 29-10, tại tp hồ chí minh, bộ thông tin và truyền thông phối hợp với quỹ phòng chống tác hại của Thuốc lá (bộ y tế) đã tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông phòng, chống tác hại của Thuốc lá.

Năm 2020 thế giới có 8 triệu người Tu vong vì có liên quan đến Thuốc lá - Ảnh 1.

Ông Hồ Hồng Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Hội nghị.

Theo who hút Thuốc lá là nguyên nhân và tăng nguy cơ của nhiều loại bệnh như ung thư họng, miệng, thanh quản, thực quản, khí quản, phế quản, phổi, bệnh máu trắng... hút Thuốc lá còn gây ra các bệnh mãn tính như đột quỵ, đục thủy tinh thể, viêm nha chu, phình động mạch chủ, bệnh mạch vành...

Hằng năm, có khoảng 40 nghìn người Tu vong vì các bệnh liên quan đến Thuốc lá. mỗi năm, cả nước phải chi hơn 23 nghìn tỉ đồng cho điều trị và chi phí khác cho các nhóm bệnh có liên quan đến hút Thuốc.

Trước những tác hại và thiệt hại từ Thuốc lá, trong những năm gần đây, cùng với sự ra đời của luật phòng, chống tác hại Thuốc lá vào năm 2012, công tác tuyên truyền đã được các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông hết sức coi trọng, đặc biệt là nâng cao nhận thức của mỗi người.

Theo đó, đã đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của luật phòng, chống tác hại của Thuốc lá bằng nhiều hình thức. nội dung tuyên truyền tập trung vào quy định cấm hút Thuốc nơi công cộng; quy định rõ quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người quản lý các địa điểm cấm hút Thuốc lá…

Tại hội nghị, các đại biểu đã được các chuyên viên giới thiệu các quy định của luật phòng, chống tác hại của Thuốc lá; những tác hại của việc hút Thuốc và hút Thuốc thụ động; thách thức đối với công tác phòng, chống tác hại của Thuốc lá và vai trò của báo chí trong tuyên truyền phòng, chống tác hại của Thuốc lá. hội nghị cũng thảo luận về việc xây dựng môi trường không khói Thuốc tại gia đình, nhà trường, nơi làm việc và nơi công cộng.

Năm 2020 thế giới có 8 triệu người Tu vong vì có liên quan đến Thuốc lá - Ảnh 2.

Tuyên truyền các quy định của luật phòng, chống tác hại của Thuốc lá bằng nhiều hình thức

Phát biểu tại hội nghị tập huấn, ông hồ hồng hải - phó vụ trưởng vụ pháp chế, bộ thông tin và truyền thông chia sẻ: trong thời gian qua, các cơ quan truyền thông đã tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tác hại Thuốc lá; tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập...

"qua hội nghị này, mỗi phóng viên, biên tập viên, các cơ quan báo chí sẽ cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích, tích cực tham gia tuyên truyền về phòng, chống tác hại của Thuốc lá, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh, nâng cao sức khỏa và chất lượng cuộc sống nhân dân”. ông hải nhấn mạnh.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/nam-2020-the-gioi-co-8-trieu-nguoi-tu-vong-vi-co-lien-quan-den-thuoc-la-20201030194959504.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY