Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Năm cách phòng bệnh hô hấp hiệu quả khi trời lạnh

Các bệnh về hô hấp có thể nhẹ nhưng có thể diễn biến nặng và nguy hiểm, nhất là viêm đường hô hấp dưới, cha mẹ cần biết cách để phòng bệnh cho trẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai: Thời tiết mùa đông- xuân thường hanh khô, nóng vào ban ngày, nhưng chiều tối lại lạnh hơn, nhiệt độ giảm sâu về đêm. Sự thay đổi nhiệt độ liên tục khiến trẻ không kịp thích nghi rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Cảm cúm, viêm mũi- họng, viêm phế quản, nhất là viêm phổi…

Dưới đây là những cách cha mẹ cần làm để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ:

- Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi thường gặp lúc giao mùa như: Cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà… để được bảo vệ một cách tối đa.

- Cho trẻ ăn uống đủ chất, ăn nhiều nhóm thực phẩm, nhất là các loại thực phẩm giúp tăng khả năng đề kháng như: Rau xanh, hoa quả giàu vitamin C; nhóm thực phẩm nhiều sắt, kẽm như trứng, sữa…

- Việc giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào ban đêm. Tránh cho trẻ đi chơi, ra ngoài vào những lúc trời lạnh. Tuy nhiên, chỉ nên giữ ấm cho trẻ vừa đủ, khi thời tiết không quá lạnh thì không nên mặc quá nhiều quần áo vì trẻ ra mồ hôi rất dễ thấm ngược vào cơ thể gây bệnh.

- Cần giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ: Mùa lạnh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho trẻ, một tuần có thể tắm từ 2- 3 lần, hằng ngày phải lau rửa và thay quần áo sạch sẽ. Chú ý thời gian tắm cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh không nên kéo dài quá 10 phút. Cần lau người, rửa mặt mũi, chân tay cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín, tránh bị gió lùa.

- Không nên cho trẻ đến những nơi đông người khi có dịch bệnh, nhà cửa cần được vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/tu-van-suc-khoe/nam-cach-phong-benh-ho-hap-hieu-qua-khi-troi-lanh-20171120142548891.htm)

Tin cùng nội dung

  • Con gái tôi 8 tuổi, cháu hay bị sốt, ho, nhất là khi trời trở lạnh, đi khám kết quả là viêm phế quản cấp. Vì sao trẻ hay bị viêm phế quản, thưa bác sĩ?
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Vào mùa lạnh, nhất là những lúc bị gió lạnh, thay đổi thời tiết, tôi hay bị đau rát họng, có khi còn bị ho, khạc ra đờm, sổ mũi.
  • Thời gian gần đây tôi bị đau ở vùng quanh răng, hơi thở hôi, tăng tiết nước bọt, môi như bị trề ra.
  • Cứ sáng sớm, chiều tối hay khi làm việc trong phòng máy lạnh là tôi bị chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Nổi mề đay có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng, thậm chí dẫn tới Tu vong.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY