Kinh tế xã hội hôm nay

Nằm than sưởi ấm sau sinh, 5 sản phụ bị ngộ độc khí CO, bỏng nặng

Theo quan niệm của người xưa, sưởi than sau sinh nhằm mục đích giúp sản phụ giữ ấm và điều dưỡng lại sức khỏe. Tuy nhiên, đến nay phương pháp đó không còn phù hợp, hơ nóng hoặc nằm than có hại cho sản phụ lẫn em bé.

Ngày 18/2, Ts.Bs Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết trong vòng 2 tháng qua bệnh viện tiếp nhận 5 sản phụ bị bỏng nghiêm trọng do nằm than sau sinh, theo báo Pháp luật TP.HCM đưa tin.

Gần đây nhất là trường hợp của sản phụ P.T.G. (32 tuổi, ngụ Bình Thuận). Vào ngày 13/2, chị  G. được chuyển từ bệnh viện Đa khoa Bình Thuận đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng ngất xỉu, bỏng nhiều chỗ ở hai tay và vai.

Thời điểm nhập viện, chị G. vừa mới sinh được 5 ngày. Theo người nhà kể lại, chị đang nằm than sưởi ấm sau sinh thì chiếc mền rớt vào thùng than gây cháy và phỏng. Chị G. được chẩn đoán phỏng 5% độ 3 ở tay trái, vai trái, tay phải cũng bị phỏng nhẹ. Dự kiến còn phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép da tiếp theo.

Theo Vietnam+, trước đó vào ngày 8/1, sản phụ T.T.V.C (sinh năm 1989, ngụ tỉnh Kiên Giang) cũng được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị bỏng do nằm than sau sinh.

Ngày 7/1 (sau sinh 5 ngày), chị C. được người nhà phát hiện bị bỏng, hôn mê ở trong phòng, bên cạnh là thùng than đang bốc cháy.

Bệnh nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện tỉnh Kiên Giang, sau đó chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bệnh nhân được xác định ngộ độc khí CO, phỏng lửa 5% độ 3 ở 2 mông, chân trái, bàn tay trái và đùi trái.

Mới đây, một sản phụ khác ngụ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, sau khi sinh con lần thứ 2 cũng nằm than, bị ngộ độc khí CO dẫn đến hôn mê, bàn tay trái bị vùi trong chậu than. Do bỏng nặng nên bệnh nhân này bị buộc phải tháo khớp 5 ngón tay.

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp cho biết, lâu nay việc các sản phụ sau sinh sưởi than và gặp T*i n*n không phải hiếm gặp. Mặc dù các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo trên các phương tiện truyền thông nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. T*i n*n do sưởi than sau sinh có thể khiến bà mẹ và trẻ sơ sinh bị bỏng nặng, nguy hiểm hơn là bị ngộ độc khí CO.

Lý giải nguyên nhân, bác sĩ Hiệp cho rằng, theo quan niệm của người xưa, sưởi than sau sinh nhằm mục đích giúp sản phụ giữ ấm và điều dưỡng lại sức khỏe. Tuy nhiên, đến nay phương pháp đó không còn phù hợp bởi phụ nữ sau sinh vốn bị mất máu nhiều, cơ thể suy yếu, trong khi đó việc đốt than có thể sinh ra khí độc CO - loại khí này không màu, không mùi, không vị có thể dẫn đến hôn mê hoặc gặp một số T*i n*n như bị té ngã vào nồi than gây bỏng nghiêm trọng.

Ngoài ra, sưởi than có thể gây tổn thương phổi của trẻ sơ sinh hoặc tổn thương da do làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng. Do đó, để giữ ấm cho sản phụ và em bé, gia đình sản phụ có thể sử dụng các phương pháp khác như nằm ở phòng kín gió, mặc nhiều quần áo ấm hoặc sử dụng lò sưởi.

“Điều quan trọng là phải tuyên truyền đến mọi người, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa về tác hại của việc sưởi than. Không cần thiết phải nằm than sau khi sinh vì một khi T*i n*n xảy ra hậu quả để lại sẽ vô cùng nghiêm trọng,” bác sĩ Hiệp khuyến cáo.

Cũng theo Tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ với VnExpress, hơ nóng hoặc nằm than có hại cho sản phụ lẫn em bé. Than không cháy hết tạo khí CO, dễ gây ngộ độc. Trẻ non nớt khi ngộ độc CO khó điều trị.

"Quan niệm sau sinh nằm phòng kín không nắng, không gió là không đúng", bác sĩ Tuyết nói. Sản phụ sau sinh nên ngồi dậy đi tới đi lui nhẹ nhàng, vận động giúp tử cung co thắt, giảm tình trạng bế sản dịch dẫn đến nhiễm trùng hậu sản. Thỉnh thoảng nên ra ngoài phơi nắng có đủ vitamin D, kết hợp dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để mau hồi phục sức khoẻ.

Hơn 2 tháng trước, bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận bé 14 ngày tuổi quê Bình Phước bỏng nặng, nhiễm trùng máu, áp xe sau vài ngày nằm than sưởi cùng mẹ. Bác sĩ khuyến cáo người nhà không nên sưởi ấm cho bé bằng cách này do da trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị tổn thương. Trẻ quá nhỏ, không biết nói nên phụ huynh không thể biết được tình trạng bỏng của bé.

Khi trời lạnh, phụ huynh giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo ấm, đội nón, đeo vớ. Tuyệt đối không để trẻ nằm than. Khí CO khi đốt than có thể gây ngạt nếu bé nằm trong phòng kín.

Phong Vân (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/nam-than-suoi-am-sau-sinh-5-san-phu-bi-ngo-doc-khi-co-bong-nang-a466164.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Khi bị bỏng cần phải sơ cứu nhanh chóng và khẩn trương, tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY