Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nam thanh niên nuốt cả hột quẹt gas vào bụng

Ngày 25.3, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết các bác sĩ vừa gắp thành công dị vật là hộp quẹt gas trong bụng của anh K. (25 tuổi, ngụ TX.Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

Theo thông tin từ bệnh viện: trước đó, bệnh nhân k. đã nuốt hộp quẹt gas vào bụng nên được người nhà đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh sóc trăng cấp cứu. bệnh nhân được chuyển đến khoa thăm dò chức năng để tiến hành nội soi tìm dị vật và được bs.cki phùng thị bích tuyền - trưởng khoa thăm dò chức năng tiến hành nội soi thực quản dạ dày.

Chiếc hột quẹt được láy ra khỏi bụng - Ảnh: Vũ Phong

Bác sĩ đã phát hiện dị vật là hộp quẹt gas nằm tại hang vị dạ dày, gần xuống tới ruột. sau hơn 30 phút thực hiện kỹ thuật nội soi, bác sĩ tuyền đã gắp thành công dị vật ra khỏi dạ dày cho bệnh nhân. tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau nội soi ổn, theo dõi 24 giờ và đã được cho xuất viện.

Theo bác sĩ tuyền, đây là một trường hợp nguy hiểm, nếu không kịp thời gắp dị vật ra khỏi dạ dày, dị vật có thể xuống tới ruột, gây tắc ruột, áp xe, thủng ruột rất nguy hiểm. người dân cũng cần phải lưu ý những đồ vật có thể vô tình nuốt phải như răng giả, Thu*c còn nguyên vỏ, đồng xu… khi đã lỡ nuốt phải dị vật, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/nam-thanh-nien-nuot-ca-hot-quet-gas-vao-bung-163008.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY