Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nâng cao sức khỏe người cao tuổi, bảo đảm thích ứng với già hóa dân số

MangYTe - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia, đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được tiến hành toàn diện nhằm thích ứng với một xã hội già hóa dân số, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Không thể coi già hóa là một gánh nặng Không thể coi già hóa là một gánh nặng

Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của già hóa dân số vô cùng quan trọng

Trong lời tựa của báo cáo "già hóa trong thế kỷ 21: thành tựu và thách thức" của quỹ dân số liên hợp quốc (unfpa), cựu tổng thư ký liên hợp quốc ban ki-moon chỉ ra rằng: "ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ, mà còn có tác động rộng hơn tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng có".

Mặc dù việt nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số "vàng" nhưng đến sớm với tốc độ nhanh và khoảng thời gian chuyển đổi từ sang dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước phát triển.

Cụ thể, so với nhiều nước phát triển trải qua hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn sang dân số già, như pháp là 115 năm, australia 73 năm, trung quốc 26 năm, thì việt nam chỉ mất khoảng 15-20 năm.

Năm 2011 được xem là thời điểm việt nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa, với số người trên 60 tuổi chiếm 10% dân số, đến nay (theo số liệu mới nhất) đã tăng lên gần 12%. với tốc độ như vậy, việt nam sẽ sớm trở thành nước có dân số già vào năm 2038, khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 20% dân số. đến năm 2050, tỷ lệ sẽ chiếm trên 25% dân số (tức là cứ 4 người dân sẽ có một người cao tuổi) với khoảng 28 triệu người.

Như đã nói, sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi...

Nâng cao sức khỏe người cao tuổi, bảo đảm thích ứng với già hóa dân số - Ảnh 2.

Tư vấn sức khoẻ cho tuổi. ảnh: tl

Các chuyên gia về dân số cho hay chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa trên các yếu tố: tuổi thọ bình quân khỏe mạnh; tình hình bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi; hệ thống khám, quản lý sức khỏe và y tế cho người cao tuổi... tuổi thọ bình quân khỏe mạnh hay tuổi thọ không bệnh tật là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, đi kèm theo đó là các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi, chăm sóc...

Với đời sống kinh tế - xã hội và hệ thống y tế phát triển, tuổi thọ của người việt nam đã tăng cao, với mức trung bình là 73,6 tuổi (theo công bố của tổng cục thống kê cuối năm 2019), đứng thứ hai trong khu vực và đứng thứ 56 trên thế giới. tuy nhiên, việt nam còn nhiều hạn chế. tuổi thọ trung bình cao nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 64 tuổi. 96% người mang gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây nhiễm. trung bình một người cao tuổi việt nam mắc 3 bệnh. hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của người già.

Những chỉ tiêu quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Tháng 10/2020, thủ tướng chính phủ nguyễn xuân phúc phê duyệt chương trình chăm sóc đến năm 2030 với mục tiêu chăm sóc, nâng cao bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công chiến lược dân số việt nam đến năm 2030.

Chương trình đặt mục tiêu 100% cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, đầu tư ngân sách cho chăm sóc vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 70% năm 2025, 85% năm 2030.

Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025, 100% năm 2030; được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm đạt 70% năm 2025, 90% năm 2030.

100% không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại hình câu lạc bộ khác của có nội dung chăm sóc sức khỏe đạt 80% năm 2025, 100% năm 2030...

Để đạt được các mục tiêu trên, chương trình đưa ra nhiệm vụ và giải pháp là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe tuổi; đẩy mạnh tuyên truyền vận động thay đổi hành vi tạo môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe tuổi.

Đồng thời, củng cố, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh không lây nhiễm, khám chữa bệnh cho tuổi; từng bước xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho tuổi.

Bên cạnh đó, đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác chăm sóc ở các tuyến: bệnh viện lão khoa trung ương, các bệnh viện trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế cấp xã; cơ sở chăm sóc sức khỏe; cán bộ dân số và tình nguyện viên ở cơ sở; đưa nội dung lão khoa vào chương trình đào tạo cho sinh viên đại học và sau đại học trong hệ thống các trường y trên cả nước.

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác chăm sóc và từng bước tăng mức đầu tư. đảm bảo đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện chương trình.

T.Nguyên

Tin liên quan

    Hội thảo đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển
  • An Giang: Tôn vinh biểu dương gia đình tiêu biểu sinh hai con một bề là gái, thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ
  • Tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi trong tình hình mới
Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/nang-cao-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-bao-dam-thich-ung-voi-gia-hoa-dan-so-20201028223141257.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY