Dinh dưỡng hôm nay

Nắng nóng đỉnh điểm, chăm sóc trẻ mới sinh thế nào để không bị ốm

Các mẹ sinh con trong những ngày thời tiết nắng nóng đỉnh điểm thường hay băn khoăn không biết mặc cho con như thế nào để bé dễ chịu nhất hay có nên cho trẻ nằm điều hòa cả ngày không?

Tâm lý chung của các mẹ là sợ con mới sinh không giữ ấm sẽ bị lạnh, mà mặc ấm lại sợ bị nóng quá sẽ khiến bé ra mồ hôi.

Với trẻ sơ sinh, trẻ chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt như người lớn. thân nhiệt trẻ có khi cao, khi thấp nên việc giữ ấm cho trẻ đúng cách trong những ngày thời tiết nắng nóng 38 - 39 độ c là việc rất quan trọng để đảm bảo trẻ khỏe mạnh.

Giữ ấm cho trẻ mới sinh vào mùa hè như thế nào?

Nếu giữ nguyên quan điểm trẻ sơ sinh ra khỏi bụng mẹ phải quấn khăn, đội mũ, đao bao tay chân thì trẻ có thể bị nóng. tùy thuộc vào nhiệt độ phòng mà lựa chọn mặc cho trẻ như thế nào để giữ ấm. tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ mới sinh vào những ngày thời tiết nắng nóng đỉnh điểm:

1. Tắm cho bé

- không tắm nước lạnh: kể cả khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 39 - 40 độ, nước xả ra chậu người lớn sờ tay thất rất ấm nhưng không nên tắm nước lạnh hoàn toàn cho trẻ. tốt nhất hãy dùng nhiệt kế đo nước tắm hoặc dùng cùi chỏ kiểm tra nhiệt độ nước, đảm bảo trẻ được tắm bằng nước ấm.

- không tắm vào sáng sớm, tối muộn hoặc nơi có gió lùa: trẻ sơ sinh cần được tắm ở nơi kín gió và nên tắm vào gần trưa, chiều hoặc chiều tối, không nên tắm sáng sớm hoặc tối muộn dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.

- Sau khi tắm, dù trời có nóng cũng cần dùng khăn quấn và lau khô người cho trẻ ngay, tiếp đó mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.

- Trước khi tắm, phải tắt điều hòa nhiệt độ, mở cửa phòng để trẻ quen với nhiệt độ môi trường. Tránh đưa trẻ ra ngoài khi vừa tắm xong, không mặc quần áo mà phòng đang bật điều hòa lạnh.

- Không nên tắm cho trẻ quá 1 lần/ngày, dù thời tiết nóng đến mấy chăng nữa. Thay vào đó, bố mẹ có thể dùng khăn xô lau mồ hôi, lau người và thay quần áo thường xuyên cho trẻ.

2. Cách mặc cho trẻ

- Chọn quần áo bằng vải cotton thoáng mát, nếu phòng để điều hòa, hãy mặc quần áo dài tay.

- Sau khi ở bệnh viện về nhà, có thể tháo bỏ bao tay, bao chân, mũ che thóp để trẻ cảm thấy thoải mái khi thời tiết nắng nóng.

- Đặc biệt chú ý giữ ấm cho trẻ trong khi ngủ đêm. Mẹ có thể chọn mặc túi ngủ hoặc quấn trẻ bằng một lớp quấn chũn loại mỏng dành cho mùa hè để đảm bảo bé ngủ ngon khi nằm điều hòa suốt đêm.

3. Đảm bảo nhiệt độ phòng thoáng mát

Khi nhiệt độ thời tiết lên cao, sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp duy trì môi trường dễ chịu cho trẻ sơ sinh.

- Khi dùng điều hòa, phải kiểm tra nhiệt độ phòng (không phải nhiệt độ hiển thị trên điều hòa) đảm bảo không chênh lệch với nhiệt độ môi trường bên ngoài quá 5 độ. Để biết nhiệt độ phòng, mẹ nên dùng nhiệt kế đo phòng hoặc nhiệt kế điện tử có chức năng đo nhiệt độ phòng.

- Dùng thêm máy phun sương tạo ẩm để làm ẩm không khí

- Không để trẻ sơ sinh nằm thẳng ở nơi luồng hơi lạnh của điều hòa thổi xuống.

- Có thể dùng kết hợp điều hòa và một chiếc quạt nhỏ để ở chế độ xoay đi xoay lại giúp không khí trong phòng trẻ lưu thông tốt hơn.

- Những lúc thời tiết mát trong ngày (sáng sớm, chiều tối) có thể tắt điều hòa, mở cửa để phòng thông thoáng.

4. Che chắn khi đưa trẻ đi ra ngoài

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh hầu như được giữ kín trong nhà, nhưng cũng có lúc như đi tiêm chủng, đi khám bệnh, bố mẹ đưa con ra ngoài cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách.

- Trước khi bế trẻ ra ngoài, phải tắt điều hòa ít nhất 15 phút, mở cửa để trẻ không bị sốc nhiệt.

- Khi ra ngoài, cần đội mũ, che chắn trẻ cẩn thận để trẻ không bị nắng hắt hay ướt mưa vào người.

5. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Cũng giống như kiểm tra nhiệt độ nước tắm, dùng tay sờ vào sẽ người trẻ sẽ không chính xác. Bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế, tốt nhất là nhiệt kế điện tử sẽ tiện dụng hơn để kiểm tra thân nhiệt của bé. Nhiệt độ cơ thể bé sơ sinh từ 36,5°C – 37,2 độ C là ở mức an toàn.

BN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/nang-nong-dinh-diem-cham-soc-tre-moi-sinh-the-nao-de-khong-bi-om-22202056155957450.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY