An toàn thực phẩm hôm nay

Nấu nướng mắc phải sai lầm này khiến thực phẩm biến thành chất độc, nhất là cách thứ 2

4 sai lầm trong quá trình nấu nướng nêm nếm gia vị mà nhiều bà nội trợ mắc phải dưới đây sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Nấu nước mắm quá lâu

Các bà nội trợ khi nấu món canh hoặc món hầm không nên cho nước mắm vào sớm rồi ninh trong thời gian lâu. Bởi trong thành phần dinh dưỡng của nước mắm có chứa hương vị ngọt của các axitamin được tạo ra trong quá trình cá ướp muối, đang phân hủy. Nếu bạn nấu hoặc ninh nước mắm quá kỹ có thể làm mất đi các axit amin khiến cho nước mắm mất đi giá trị dinh dưỡng.

Chiên món có đường nhiệt độ cao

Khi bạn nên nếm món ăn nhất là món chiên rán thường ướp đường để món ăn thêm mềm đậm vị. Tuy nhiên, nếu bạn nấu những món ăn có ướp đường ở nhiệt độ cao có thể gây cháy đường tạo ra tố ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Vì vậy, khi bạn chiên rán các món ăn có chứa đường không nên đun nấu ở nhiệt độ quá cao để đường không bị cháy và giúp món ăn thươm ngon hơn.

Cho bột ngọt khi đang nấu

Bột ngọt hay còn gọi là mì chính là chất tạo ngọt giúp món ăn thêm đậm đà hơn nên nhiều người có thói quen sử dụng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho mì chính vào món ăn trước khi tắt bếp không nên vừa đun nấu vừa cho bột ngọt vào sẽ khiến thành phần dinh dưỡng của mì chính phân giải gây ảnh hưởng tới sức khẻo cho bạn.

Cho hà tiêu vào khi đang nấu

Hạt tiêu cũng như bột ngọt đều chứa chất tạo vị cay và tinh dầu. Nhưng nếu bạn cho hà tiêu vào sớm và đun lâu, chất cay vẫn còn nhưng tinh dầu sẽ bay hơi. Chính vì vậy, chị em nối trợ nên chú ý đến thời gian chín rồi cho hạt tiêu vào để giữ được hết hương vị.

Theo Min Min/Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nau-nuong-mac-phai-sai-lam-nay-khien-thuc-pham-bien-thanh-chat-doc-nhat-la-cach-thu-2/20200223070339431)

Tin cùng nội dung

  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY