Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nga chuẩn bị cấp phép vaccine Covid-19 thứ hai

Chính phủ Nga lên kế hoạch phê duyệt vaccine thứ hai ngừa nCoV vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.

Vaccine mới có tên gọi "epivaccorona". phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến ngày 26/8, phó thủ tướng nga tatiana golikova cho biết vaccine do viện virus học vector ở siberia phát triển. các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9.

"Đến nay, không có biến chứng xảy ra ở những tình nguyện viên tiêm chủng giai đoạn đầu và giai đoạn hai", bà nói.

Lần thử nghiệm đầu tiên đối với epivaccorona được thực hiện trên 57 tình nguyện viên, trong khi 43 người khác dùng giả dược. theo báo cáo của cơ quan giám sát liên bang về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người, vaccine tạo phản ứng miễn dịch sau hai mũi tiêm, cách nhau từ 14 đến 21 ngày.

Đầu tháng này, nga trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép chính thức vaccine covid-19 sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người. vaccine "sputnik v" được cho là đủ an toàn và hiệu quả để chủng ngừa đại trà.

Cũng trong ngày 26/8, quỹ đầu tư trực tiếp nga (rdif), cho biết giai đoạn cuối của nghiên cứu lâm sàng sputnik v, gọi là thử nghiệm hậu phê duyệt, đã bắt đầu. khoảng 40.000 người sẽ tham gia cuộc "đại tiêm chủng" này. các thử nghiệm tương tự cũng được tiến hành ở 5 quốc gia khác.

Đến nay, toàn thế giới có hơn 135 loại vaccine đang được phát triển, trong đó 8 "ứng viên" đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. các sản phẩm thuộc về anh, mỹ, trung quốc và đức. hai loại vaccine đã được cấp phép sử dụng đại trà và khẩn cấp là sputnik v của nga và ad5 của trung quốc.

Trên thực tế, dù các loại vaccine an toàn và hiệu quả được phê duyệt trong thời gian tới, khâu sản xuất và phân phối vẫn còn là thách thức lớn. quá trình này có thể mất tới vài năm do nguồn cung ban đầu hạn chế.

Hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới tuyên bố vaccine ngừa ncov sẽ được phân phối một cách công bằng khi hoàn thiện. chương trình tiếp cận vaccine covid-19 toàn cầu (covax), do who đứng đầu, đặt mục tiêu phân phối hai tỷ liều tiêm vào cuối năm 2021, đảm bảo ngay cả các nước nghèo cũng được tiếp cận sản phẩm.

Thục Linh (Theo Reuters)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nga-chuan-bi-cap-phep-vaccine-covid-19-thu-hai-4152886.html)

Tin cùng nội dung

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY