Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể tại Hà Nội

Theo thống kê của Chi cục An toàn thực phẩm, toàn thành phố có 4534 bếp ăn tập thể và căng tin trường học ở các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông. Trong thời gian qua, ngành y tế cũng với ngành giáo dục đào tạo đã phối kết hợp chặt chẽ để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, giảm nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Tích cực tuyên truyền, thanh kiểm tra
 
Theo thống kê của Chi cục An toàn thực phẩm, toàn thành phố có 4534 bếp ăn tập thể và căng tin trường học, trong đó khối mầm non có 3732 bếp ăn tập thể (2884 bếp ăn của trường tư thục và 848 bếp ăn của trường công lập); tiểu học có 535 (510 bếp ăn và 25 căng tin); trung học cơ sở 200 (124 bếp ăn và 76 căng tin); trung học phổ thông 67 (23 bếp ăn và 44 căng tin). Số trường học tự nấu ăn là 4024; số trường liên kết ký hợp đồng nhà thầu kinh doanh dịch vụ ăn uống là 415 (bao gồm 263 nhà thầu có địa điểm đăng ký kinh doanh tại trường, 152 nhà thầu không có địa điểm đăng ký kinh doanh tại trường). 95 trường ký hợp đồng cung cấp suất ăn sẵn.
 
Tất cả các trường có bếp ăn tập thể đều ký kết hợp đồng thực phẩm với nhà cung ứng đảm bảo tính pháp lý. 89% trường học có Ban chỉ đạo, tổ tự giám sát bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường; 93% trường xây dựng và triển khai đầy đủ kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường. Ban giám hiệu các trường đã làm tốt công tác tự kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động của bếp ăn tập thể. Huy động được sự tham gia của cha mẹ học sinh trong công tác giám sát giao nhận thực phẩm, chế biến, chia suất ăn tại bếp ăn.
 
Công tác truyền thông về an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể đã được đẩy mạnh trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng với 1399 tin bài; 3979 lượt phát thanh trên loa truyền thanh xã, thị trấn về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trường học và kiểm soát sữa học đường. Thành phố cũng đã in ấn và cấp phát cho các trường học 127.649 tờ rơi tuyên truyền về an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường. Thông qua công tác tuyên truyền đã góp phần củng cố và nâng cao kiến thức của giáo viên, học sinh, người chế biến thực phẩm về an toàn thực phẩm và thực hành an toàn thực phẩm. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các trường học có bếp ăn bán trú trong việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
 

Năm 2018, huyện Hoài Đức diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc tại bếp ăn tập thể. (Vương Huyền)

 
Cùng với đó, công tác thanh kiểm tra được thực hiện từ thành phố đến cơ sở. Tổng số lượt cơ sở được kiểm tra, giám sát từ đầu năm 2019 đến nay là 9068, trong đó có 16 cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền 86,5 triệu đồng.
 
Kết quả kiểm tra, giám sát cũng cho thấy, 91% nhà trường đã cam kết trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm, công khai nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm; 90% bếp ăn có hồ sơ pháp lý; 82% bếp ăn có đủ sổ sách theo dõi việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ chế biến tại bếp ăn tập thể.
 
Đảm bảo các điều kiện của bếp ăn tập thể
 
Kết quả kiểm tra, giám sát cũng cho thấy đa số các trường đã được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ cho bếp ăn. Bếp ăn được xây dựng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều, đảm bảo vệ sinh, có kho chứa và bảo quản thực phẩm…
 
Các bếp ăn trường học đều sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm. Với các bếp ăn trường học sử dụng nước giếng khoan, nước mưa đều được kiểm nghiệm mẫu nước hàng năm, đồng thời vệ sinh thường xuyên bể ngầm chứa nước.
 
Về nguồn nhân lực, có 9164/10.275 người tham gia chế biến, cô nuôi trong bếp ăn tập thể trường học có kiến thức về an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe, đạt 89,2%. 80% nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ được trang bị bảo hộ lao động phù hợp, đảm bảo vệ sinh.
 
90% các trường học có đầy đủ sổ sách ghi chép việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định; quy trình bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Lưu mẫu thức ăn đảm bảo đủ 24 giờ, có đủ thông tin người lưu, giờ lưu và được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
 
Đảm bảo nguồn nguyên liệu, giám sát chặt chẽ công tác giao nhận thực phẩm, đảm bảo các điều kiện an toàn cho bếp ăn tập thể đã góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm. Thống kê của Chi cục An toàn thực phẩm cũng cho thấy từ năm 2014 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 3 vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể với tổng số 235 người mắc, không có Tu vong. Tất cả các sự cố về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn được điều tra, xử lý kịp thời, không để Tu vong do ngộ độc thực phẩm. Lấy mẫu thức ăn, thực phẩm nguy cơ ô nhiễm gửi xét nghiệm khi cần thiết.
 
Tại các quận, huyện, thị xã kiện toàn các đội điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm để sẵn sàng xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
 
Trong thời gian tới, ngành y tế và ngành giáo dục sẽ tích cực phối kết hợp trong công tác tuyên truyền, thanh kiểm tra, tập huấn, hướng dẫn để các nhà trường, bếp ăn tập thể khắc phục tồn tại, thực hiện tốt quy định về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của giáo viên và học sinh.

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5dad0f6f33308553b137bcd6)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY