Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nghệ An cần tiếp tục rà soát trẻ trong độ tuổi từ 9-12 tháng chưa được tiêm vắc xin sởi

(MangYTe) - Đó là chỉ đạo của PGS. TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cùng đoàn công tác của Bộ Y tế sau khi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh sởi và tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày 20/2.

Trong buổi sáng ngày 20/2, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã nắm bắt tình hình bệnh sởi tại Trạm y tế phường Hưng Dũng (một trong những phường, xã, thị trấn có bệnh nhân sởi nhiều nhất trên địa bàn tỉnh); kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân sởi ở Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh và Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác điều trị sởi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Quỳnh Trang

Thông tin cùng Đoàn Công tác, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh cho biết, từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019, Bệnh viện đã tiếp nhận 242 bệnh nhân sởi. Còn với Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, số bệnh nhân mắc sởi nhập viện từ tháng 7/2018 đến nay là 1.185 bệnh nhân... Cả 2 bệnh viện đều đang thực hiện tốt công tác điều trị cho bệnh nhân sởi, không để xảy ra trường hợp Tu vong.

Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An báo cáo với công tác phòng chống sởi và hoạt động tiêm chủng của Nghệ An. Ảnh: Thanh Hoa

Trong buổi chiều cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và các đơn vị liên quan.

Báo cáo với Đoàn, Sở Y tế thông tin, trong tháng 1/2019, Nghệ An có 314 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh (167 ca), Diễn Châu (46 ca). Từ 01/2 đến 18/2, Nghệ An ghi nhận thêm 137 ca sốt phát ban nghi sởi...Số bệnh nhân mắc có xu hướng giảm hơn so với cuối năm 2018.

PGS. TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị ngành y tế Nghệ An làm tốt công tác rà soát các trẻ thuộc độ tuổi tiêm chủng. Ảnh: Quỳnh Trang

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá cao các biện pháp phòng chống bệnh sởi của Nghệ An và đề nghị: Ngành Y tế Nghệ An cần tiếp tục rà soát các đối tượng trong độ tuổi từ 9-12 tháng chưa được tiêm vắc xin sởi để tổ chức tiêm vét và thực hiện tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella cho lứa tuổi 18-24 tháng.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường hệ thống giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để chẩn đoán và xử lý các ổ dịch kịp thời; đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về bệnh, làm tốt công tác vệ sinh môi trường cũng như các biện pháp chủ động phòng chống sởi cho cộng đồng.

Các bệnh viện, cơ sở điều trị cần quan tâm nhiều hơn đến công tác phòng chống nhiễm khuẩn, việc cách ly cho bệnh, tránh xảy ra tình trạng lây chéo giữa các bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần quan tâm các giải pháp giảm quá tải cho bệnh viện tuyến tỉnh để việc điều trị có chất lượng cao hơn./.

Quỳnh Trang - Thanh Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nghệ an (http://baonghean.vn/nghe-an-can-tiep-tuc-ra-soat-tre-trong-do-tuoi-tu-912-thang-chua-duoc-tiem-vac-xin-soi-234479.html)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY