Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Nghiêm cấm việc xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế không được phép xét nghiệm COVID-19 dịch vụ theo yêu cầu. Trong giai đoạn hiện nay các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia.

Kit chẩn đoán COVID-19 của Việt Nam đạt chất lượng, hiệu quả đến đâu?

Người chưa phát bệnh COVID-19 gần như không thể lây bệnh

Tất cả hành khách đến ga Sài Gòn buộc phải xét nghiệm COVID-19

Bệnh nhân 91 vẫn đang được lọc máu liên tục và hồi sức ECMO

TP.HCM có công cụ mới để quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19

Ngày 11.4, Sở Y tế TP.HCM cho hay Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có công văn yêu cầu không cho phép làm xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 dịch vụ theo yêu cầu trong giai đoạn hiện nay tại các cơ sở y tế đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị lãnh đạo các bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn TP nghiêm túc thực hiện chỉ đạo này của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Thời gian gian gần đây xuất hiện thông tin một số cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM thông báo xét nghiệm COVID-19 tự nguyện với giá lên đến hàng triệu đồng cho một lần xét nghiệm. Đặc biệt, cơ sở y tế tư nhân là Bệnh viện FV – nơi mới được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2, cũng đã ra thông báo tổ chức xét nghiệm COVID-19 tự nguyện với giá lên đến 3 triệu đồng/ca không có yếu tố dịch tễ như: không đi từ vùng dịch bệnh và không có các triệu chứng...

Trước đó, trong công văn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 ký gửi các sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẳng định: “Trong giai đoạn hiện nay các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, không được xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu”.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho biết, tính đến nay cả nước đã có 110 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID19, trong đó ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (nông nghiệp, quốc phòng...) có 15 phòng, 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định.

Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị các sở y tế tỉnh, thành phố thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm phải được cân nhấc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới như hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/nghiem-cam-viec-xet-nghiem-covid-19-theo-yeu-cau-136226.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY