(hnnn) - mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về các loại nấm độc nhưng trong thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc do ăn nấm vẫn xảy ra. trước sự chủ quan của người tiêu dùng, nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nếu ăn phải nấm độc, nấm trôi nổi không đảm bảo chất lượng và không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ chịu hậu quả nặng nề về sức khỏe, có thể dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí Tu vong.
Nấm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và cũng là món ăn yêu thích của nhiều người. tuy nhiên, không phải loại nấm nào cũng có thể sử dụng bởi trong thực tế đã có nhiều trường hợp Tu vong sau khi ăn phải nấm độc. theo thống kê của cục an toàn thực phẩm, bộ y tế, việt nam có khoảng 50 - 100 loại nấm độc khác nhau. so với các loại ngộ độc khác, ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca nhưng tỷ lệ Tu vong lại rất cao.
Mới đây, trung tâm chống độc, bệnh viện bạch mai, tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân ngộ độc do ăn nấm. bác sĩ nguyễn trung nguyên, giám đốc trung tâm chống độc cho biết, hai bệnh nhân ngộ độc nấm với tình trạng khá nặng sống tại xã chiềng khay, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la. theo bác sĩ nguyên, loại nấm mà bốn người trong gia đình này ăn phải là loại nấm cực độc có chứa độc tố amatoxin. đây là loại nấm độc nhất, có thể phá hủy tế bào gan, gây suy gan cấp, dẫn đến hôn mê. bác sĩ nguyên bày tỏ lo ngại rằng, mùa xuân là mùa nấm phát triển nhiều nên hay xảy ra các vụ ngộ độc nấm, và “việc cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm rất tốn kém, tỷ lệ Tu vong rất cao (hơn 50%). có những gia đình đã Tu vong cả nhà sau khi ăn phải nấm độc”.
Bác sĩ phạm thị thanh tâm, trưởng khoa chống độc, trung tâm cấp cứu chống độc, bệnh viện nhi trung ương, nêu ra một số sai lầm trong việc thu hái nấm làm thực phẩm. chẳng hạn, có người nghĩ nấm độc thường có màu sặc sỡ, nhưng thực tế có những loài nấm gây ch*t người lại có màu trắng tinh (nấm độc tán trắng, nấm độc trắng hình nón). “có người cho rằng, nếu nấm có sâu bọ, côn trùng ăn thì đó là nấm không độc. tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì độc tố ở nấm không tác dụng đối với côn trùng, sâu bọ, kiến, ốc sên...”, bác sĩ thanh tâm lưu ý.
Các ca ngộ độc nấm dẫn đến Tu vong thường xảy ra ở các tỉnh miền núi khi người dân đi thu hái và sử dụng các loại nấm rừng độc hại về chế biến thức ăn tại nhà. tuy nhiên, cũng có một mối nguy tiềm ẩn khác là sau khi thu hái, người dân có thể mang sản phẩm này ra các chợ dân sinh bán, người tiêu dùng có thể mua phải các sản phẩm nấm độc này mà không hề hay biết. chưa kể, thực tế cho thấy, có rất nhiều loại nấm được bày bán tại các chợ dân sinh mà không rõ nguồn gốc. loại nấm được mua và sử dụng nhiều nhất là nấm kim châm, nấm bào ngư trắng, nấm sò, nấm hải sản, nấm đùi gà... song hầu hết đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chỉ được gói trong các túi màu trắng và người tiêu dùng sử dụng theo thói quen. khi phóng viên thắc mắc về nguồn gốc các loại nấm đang được bán tại cửa hàng, chị nguyễn thu hương, tiểu thương tại chợ hà đông, hà nội, cho hay, bao năm nay chị đều nhập nấm từ chợ đầu mối long biên về bán cho người dân và các cửa hàng kinh doanh ăn uống. “theo lời chủ hàng tại chợ đầu mối, bên cạnh nhiều loại nấm được trồng ở việt nam cũng có loại được nhập về từ trung quốc. tôi kinh doanh sản phẩm này đã nhiều năm và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào về việc nấm có độc”, chị hương tự tin khẳng định.
Phân tích mối nguy của việc nhiều loại nấm không rõ nguồn gốc đang được bán trên thị trường, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định: Các loại nấm đều có nguy cơ gây mất an toàn nếu không được bảo quản đúng quy trình. Nấm thường có thời gian bảo quản hiệu quả từ 5 - 7 ngày trong điều kiện nhiệt độ dưới 8oC. Do đó, nếu nấm không được bảo quản tốt, lại được bày bán trong điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc quá thời hạn bảo quản thì có thể xuất hiện các loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, thậm chí độc tố phát sinh. Để kiểm soát chặt các loại nấm đang được lưu thông trên thị trường, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đề xuất: Cơ quan quản lý thị trường và ngành liên quan cần vào cuộc để tìm hiểu xem các loại nấm hiện đang được bán trôi nổi trên thị trường sử dụng hóa chất bảo quản gì, chất này có ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe người tiêu dùng, để từ đó có những khuyến cáo phù hợp.
Ảnh: Nam PhươngBên cạnh đó, để mua được nấm sạch, đảm bảo chất lượng, theo khuyến cáo của cục an toàn thực phẩm, bộ y tế, người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm trên bao bì có đầy đủ thông tin chi tiết về nơi sản xuất trong nước hoặc doanh nghiệp nhập khẩu nếu là sản phẩm của nước ngoài. đối với các ca ngộ độc nấm xảy ra trong thời gian qua, ông nguyễn thanh phong, cục trưởng cục an toàn thực phẩm, thừa nhận, người dân các tỉnh miền núi vẫn rất chủ quan, chưa có kiến thức phân biệt nấm lành và nấm độc. theo ông nguyễn thanh phong, những loại nấm vừa mọc sau mưa, có màu sắc sặc sỡ thường là nấm độc và rất nguy hiểm. người dân chỉ nên sử dụng những loại nấm được nuôi trồng, khi đã biết chắc chắn về chủng loại nấm, nguồn gốc nấm. tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại - kể cả nấm có màu trắng; những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc. “người dân không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ. không hái nấm non chưa xòe mũ vì khi đó nấm chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo, khó nhận dạng nấm độc. với nấm lành mới hái, cần nấu ăn ngay, bởi nếu để ôi, dập nát thì có thể hình thành độc tố”, cục trưởng cục an toàn thực phẩm khuyến cáo.