Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ngộ độc vì nuốt sống mật cá chép

Cao Bằng-Người đàn ông 44 tuổi nôn ra dịch vàng sau khi nuốt mật cá chép sống với hy vọng bồi bổ sức khỏe.

Người nhà bệnh nhân cho biết gia đình làm thịt một con cá chép khoảng 4 kg thành các món ăn. trong đó, người đàn ông nuốt sống mật cá và uống một chén rượu, cho rằng như vậy sẽ tốt cho sức khỏe. một tiếng sau, anh bị đau bụng âm ỉ, liên tục nôn mửa và đi ngoài phân lỏng. gia đình theo dõi một thời gian, thấy các triệu chứng không đỡ nên đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.

Bác sĩ sơ bộ chẩn đoán người bệnh ngộ độc mật cá chép. các xét nghiệm cho thấy anh này bị suy đa tạng nặng nề do ngộ độc như men gan tăng cao, suy thận cấp. hiện người bệnh tiếp tục được điều trị cấp cứu, điều chỉnh rối loạn điện giải, lợi tiểu, theo dõi sát nhằm phòng và điều trị kịp thời nếu có diễn biến nặng.

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng điều trị bệnh hoặc tăng cường sức khỏe của mật cá và các loại mật động vật khác. ngược lại, mật cá gây ngộ độc nếu ăn phải.

Mật cá chép chứa chất tetrodotoxin, là chất độc thần kinh mạnh, không biến đổi khi đun sôi lâu. mật cá càng to càng có nhiều độc tố. mật của các loại cá họ chép (éc, trắm, trôi, mè, diếc, chép...) khác cũng có trên 90% là chất cyprinol sulfat. những chất này khi vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa cấp như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và có thể gây Tu vong do suy gan cấp, suy thận cấp...

Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo mọi người chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ. không nên ăn lòng cá chép do dễ bị nhiễm ký sinh trùng, giun, sán; không nên nấu cả con cá chép và giữ nguyên mật. mọi người nên rửa sạch cá, bỏ mật và lòng cá trước khi nấu. sau khi ăn cá và xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau bụng, vàng da, tiêu chảy... thì phải chủ động tới bệnh viện khám sớm để cứu chữa kịp thời.

Người đàn ông ngộ độc điều trị tại bệnh viện ngày 20/6. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ngo-doc-vi-nuot-song-mat-ca-chep-4297370.html)

Tin cùng nội dung

  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Quá trình cấp đông thịt gà trong tủ lạnh có thể giết ch*t 90% các tế bào vi khuẩn gây hại, tránh ngộ độc thực phẩm.
  • Các triệu trứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm chủ yếu là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và đau đầu.
  • Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn ôi thiu... Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?
  • Trước tiên,là làm cho nạn nhân nôn ra cho hết thức ăn, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY