Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ngoài tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, WHO còn liệt kê thêm 2 con đường khác lây truyền COVID-19, cảnh báo người dân không chủ quan

WHO cho biết, con đường lây nhiễm SARS-COV-2 từ người sang người phổ biến nhất là qua việc tiếp xúc gần với người bệnh. Ngoài ra còn có thêm 2 con đường truyền bệnh gián tiếp.

Kể từ khi bối cảnh dịch covid-19 trên toàn cầu có nhiều diễn biến khó lường, tổ chức y tế thế giới (who) đã nhiều lần lên tiếng khuyến cáo người dân cần nêu cao cảnh giác để phòng ngừa dịch bệnh

WHO cho biết, con đường lây nhiễm SARS-COV-2 từ người sang người phổ biến nhấtlà qua việc tiếp xúc gần với người bệnh hoặc qua dịch tiết của người bệnh. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn, thường xuất phát từ miệng, mũi của người bệnh khi họ nói chuyện, ho, hắt hơi, hát hò... Khi bạn tiếp xúc gần (khoảng cách 1m) với người bệnh thì bạn có nguy cơ cao lây nhiễm khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của bạn.

Tuy nhiên, đây vẫn không phải là con đường lan truyền bệnh duy nhất, ngoài ra who còn liệt kê thêm 2 con đường truyền bệnh gián tiếp, dù ít xảy ra hơn nhưng chúng ta vẫn cần đề phòng.

2 con đường gián tiếp truyền COVID-19 mà bạn nên biết

1. Qua các vật dụng, bề mặt

Theo WHO: Những người có virus trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang.

Sau đó, những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay. Đây là lý do vì sao WHO luôn khuyến cáo mọi người cần phải rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, đồng thời thường xuyên lau rửa các bề mặt.

2. Qua khí dung

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán Thu*c theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới.

Theo who: một số thủ thuật y tế có thể sinh ra các giọt bắn rất nhỏ (gọi là giọt bắn li ti hoặc khí dung) lơ lửng trong không khí trong thời gian lâu hơn. khi thực hiện các thủ thuật y tế này trên người nhiễm bệnh covid-19 tại các cơ sở y tế, khí dung có thể chứa virus covid-19.

Những người khác có thể hít phải khí dung mang mầm bệnh nếu họ không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Chính vì vậy, WHO khuyến cáo tất cả nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật y khoa, trong đó có việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân phù hợp. Khách thăm không được phép vào các khu vực đang thực hiện các thủ thuật y khoa đó.

Trước đây, dịch bệnh covid-19 đã bùng phát ở một số khu vực có môi trường kín như nhà hàng, clb đêm, khu vực thờ cúng, cầu nguyện hoặc tại các khu vực nơi người dân có thể đang la hét, nói chuyện hoặc hát hò. tại các khu vực bùng phát dịch này, không loại trừ khả năng bệnh lây nhiễm qua hạt khí dung, đặc biệt tại các địa điểm trong nhà, không gian tập trung đông người và không khí không đủ thông thoáng nơi người nhiễm bệnh có thời gian dài tiếp xúc với những người khác.

Khi nào người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus?

Theo who, covid-19 chủ yếu lây truyền từ những người đã có triệu chứng và cũng có thể xảy ra ngay trước khi họ xuất hiện triệu chứng, khi họ tiếp xúc gần với những người khác trong thời gian dài.

Những trường hợp không có triệu chứng VẪN CÓ THỂ lây virus sang cho người khác, tuy vậy vẫn chưa rõ mức độ lây nhiễm, và cần có thêm nghiên cứu về lĩnh vực này.

3 khu vực người dân cần tránh lui tới để giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19

Để giúp người dân có thêm kiến thức trong việc phòng, chống dịch covid-19, who đã đưa ra khuyến cáo về 3 môi trường cần tránh để giảm nguy cơ mắc bệnh. đó là:

1. Không gian kín, thông gió kém.

2. Nơi tụ tập đông người.

3. Nơi mọi người trò chuyện hoặc lớn tiếng gần bạn.

WHO khuyến cáo người dân nên làm gì để ngăn chặn hoặc phòng tránh COVID-19?

- hạn chế tiếp xúc gần giữa những người nhiễm bệnh và những người khác. đảm bảo khoảng cách tiếp xúc nhất 1 mét với những người khác. tại các vùng dịch bệnh covid-19 không thể đảm bảo áp dụng biện pháp này, thì cần đeo khẩu trang.

- nhanh chóng xác định những người nhiễm bệnh để cách ly và chăm sóc, đồng thời mọi đối tượng tiếp xúc với người này có thể bị cách ly tại các cơ sở phù hợp.

- Rửa sạch tay và luôn che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho khạc hoặc hắt hơi.

- tránh nơi đông người, những địa điểm tiếp xúc gần và không gian kín và không thông thoáng khí.

- Đảm bảo thông thoáng không khí ở môi trường trong nhà, gồm nhà ở và văn phòng làm việc.

- Hãy ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe, cần liên lạc với nhân viên y tế, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định xem bạn có cần chăm sóc y tế không.

- Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dịch COVID-19, nhân viên y tế cần phải luôn đeo khẩu trang y tế. Nhân viên y tế cũng cần sử dụng thêm các trang dụng cụ bảo hộ cá nhân và các biện pháp bảo vệ khi chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19.

- Mỗi người đều cần có các biện pháp bảo vệ bản thân, chủ động phòng dịch tại nơi làm việc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ngoai-tiep-xuc-truc-tiep-voi-nguoi-benh-who-con-liet-ke-them-2-con-duong-khac-lay-truyen-covid-19-canh-bao-nguoi-dan-khong-chu-quan-20201202152913219.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY