Khoa học hôm nay

Người Ai Cập rốt cuộc là chủng tộc gì? Tại sao lại khác với người Châu Phi ngày nay?

Là một trong 4 quốc gia văn minh cổ đại, chủng tộc của Ai Cập luôn dấy lên sự tò mò của nhiều người về nguồn cội cũng như chủng tộc của họ.

Là một trong 4 quốc gia văn minh cổ đại, chủng tộc của Ai Cập luôn dấy lên sự tò mò của nhiều người. Bởi họ có nước da không trắng nhưng lại có ngoại hình khác với người Châu Phi một cách rõ rệt. Thế nên, cùng với việc tìm hiểu về văn hóa cổ đại của Ai Cập, người ta luôn thắc mắc một điều rằng: Người Ai Cập rốt cuộc là chủng tộc gì? Tại sao lại trông khác với người Châu Phi ngày nay?

Ảnh minh họa.

Người Ai Cập có chủng tộc đa dạng, họ bao gồm những khu vực sau

Sở dĩ đem người Ai Cập và người Châu Phi so sánh với nhau, có thể ngoài màu da thì còn có một tầng quan hệ nữa, đó chính là chủ đề thảo luận nóng của các học giả: Châu Phi là vùng đất khởi nguồn cho nhân loại, còn người Ai Cập cổ đại lại có nguồn gốc từ người da đen Châu Phi. Đương nhiên, điều này đối với những học giả phương Tây mà nói hoàn toàn là không có khả năng, ngược lại họ cho rằng, người da trắng mới chính là tổ tiên của người Ai Cập. Tuy nhiên, những điều này dường như đều là phát ngôn từ một phía, ai cũng đều muốn tranh làm “tổ tiên” của người Ai Cập cổ đại. Vậy thì rốt cuộc người Ai Cập là chủng tộc nào?

Từ lịch sử sơ lược thế giới mà nói, trong lãnh thổ cư trú của người Ai Cập cổ đại năm xưa, ngoài người Ai Cập ra còn có người Samium nổi tiếng, người da trắng, người da đen. Trong đó, người da đen đương nhiên là dân di cư từ khu vực miền Nam, còn người da trắng có người đến từ Bắc Phi, có người đến từ châu Âu. Điều này có thể nhìn ra tiến trình phát triển chủng tộc của người Ai Cập, nhưng điều này lại nhanh chóng bị mọi người phủ định, vì người Ai Cập cổ đại là người khai sinh ra nền văn minh Ai Cập cổ đại. Vậy ngay từ đầu họ đã thuộc về vùng đất Ai Cập này sao? Đương nhiên điều này rất khó khẳng định, còn về việc họ tới từ đâu, đó lại càng là một bí ẩn.

Ngoài ra, rất nhiều người cho rằng, khi loài người mới chiếm địa bàn, người Samium là một dân tộc rất năng động, họ còn được mệnh danh là người Đại chủng Âu (Caucasian race), sống cuộc sống du mục. Trong đó, người Ả Rập, người Do Thái đều là hậu duệ của người Samium. Như vậy, hoàn toàn có khả năng là họ đã di cư tới Ai Cập để phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách tư duy lý tưởng của chúng ta, người Samium có đặc trưng về ngoại hình rất rõ rệt, đó chính là tóc rất dày, mũi khoằm, mặt to và dài. Được biết, hình ảnh của Chúa Jesus trong tranh được khắc họa theo đặc trưng ngoại hình của người Samium, điều này lại hoàn toàn khác với đặc trưng diện mạo của người Ai Cập.

Có người cho rằng, dựa vào những phương pháp khoa học hiện đại ngày nay, chỉ cần lấy DNA của các xác ướp Ai Cập tiến hành xét nghiệm là có kết quả ngay. Nghe có vẻ là một cách hay, nhưng trên thực tế, các nhà khoa học đã sớm tiến hành nghiên cứu theo cách này từ lâu, họ phát hiện ra chủng tộc mà người Ai Cập giống nhất chính là chủng tộc ở khu vực Cận Đông. Điều này cũng đã chứng minh một vấn đề, người Ai Cập khác người Châu Phi không còn kỳ lạ nữa, mà ngược lại, những người da trắng cho rằng người Ai Cập có nguồn gốc giống họ lại có phần đáng tin.

Thực ra, trong “sử ký ai cập” đã có ghi chép rất rõ ràng, đa số người ai cập cổ đại là người đã được thuần hóa, những người này bao gồm người nubians, người da đen và người libya. trong khi đó, người ai cập cổ đại có địa vị và thân phận rất cao. điều này cũng có nghĩa là chủng tộc của người ai cập có điểm tương đồng với những di dân từ những khu vực kể trên, nhưng chắc chắn là không cùng cội nguồn, bao gồm cả người da đen châu phi.

Người Ai Cập cổ đại có điểm khác biệt với người Châu Phi, không chỉ có màu da, còn có cả quá trình tiến hóa lai huyết thống của họ.

Có người có lẽ sẽ không phục, nói rằng từ lâu đã có học giả nghiên cứu, cho rằng cội nguồn của loài người bắt nguồn từ Châu Phi. Có lẽ tới khi người Ai Cập cổ đại trở thành chúa tể của thời đại văn minh, họ đã có nhiều sự thay đổi do quá trình tiến hóa lai huyết thống, nhưng điều này không thể nói là họ không có “họ hàng” gì với người Châu Phi. Có lẽ là như vậy, bởi cội nguồn của con người ở đâu cũng không phải một nghiên cứu nào hay một ai đó có thể khẳng định được, nhưng cũng có thể hoàn toàn phủ định điều này. Chúng ta có thể nhìn vào màu da và đặc trưng ngoại hình của người Ai Cập cổ đại, bên trong đó chứa đựng những gens trội có thể khiến chúng ta thuyết phục chính mình: Người Ai Cập đến từ Châu Phi.

Nhìn bằng mắt, chúng ta có thể thấy màu da của người Ai Cập không đen như người Châu Phi, đương nhiên cũng không vàng như người phương Đông, màu da của họ lại có màu nâu đồng. Còn ngoại hình thì sao? Theo các nghiên cứu khảo cổ cho thấy, họ có tóc đen, mắt đen, mặt to, trán ngắn, dáng người cao lớn, khá cường tráng. Nhìn như vậy, họ vừa không có màu da của người Châu Phi, lại cũng không có ngoại hình của người Châu Phi, đương nhiên là khác người Châu Phi rồi. Điều thú vị nhất là, ngoại hình và màu da này cũng khác với người Libya, có thể thấy, họ là một cá thể độc lập.

Ngoài ra, theo phát hiện trước đó về nhiều xác chết địa phương cổ đại ở thung lũng sông Nile, nhà nhân loại học cho rằng họ là người Cro-Magnon, nhưng đồng thời trên người họ cũng lại có gens của người da đỏ và người da đen. Ở đây cũng cần phải nói rõ hơn, người Ai Cập cổ đại và người Châu Phi chỉ khác nhau về màu da, còn dòng máu trong gens của họ lại rõ ràng là người Châu Phi. Đương nhiên, việc tiến hóa lai huyết thống này luôn được tiếp diễn, vì từ xưa đến nay, huyết mạch của các khu vực đều không hề có sự thuần chính hoàn toàn tuyệt đối.

Phát hiện này lại chứng minh một sự thật, cho dù là người Ai Cập cổ đại hay là những chủng tộc khác, đều có thể là một cá thể đơn nhất, là một chủng tộc thuần túy, dần dần đi tới phát triển đa nguyên phức tạp. Thế nên, khi so sánh người Ai Cập cổ đại với người Châu Phi ngày nay, việc có sự khác biệt lớn hoàn toàn có thể lý giải được. Thực ra, chúng ta đều hiểu rõ, bản thân Ai Cập chính là một vùng đất có nhiều chủng tộc sinh sống, cư dân ở đó bản thân họ đã không thể đảm bảo việc mãi mãi duy trì phát triển cùng một chủng tộc duy nhất. Điều này chính là lý do vì sao loài người có thể phát triển thành nền văn minh như ngày nay: tự do và lai huyết thống khiến con người có nhiều sự phát triển và lựa chọn hơn.

Trong đó, có lẽ người Ai Cập có thể nói rõ vài vấn đề hơn, dân tộc của họ đã đi từ thịnh vượng tới suy tàn, con đường mà họ đi chính là một quá trình không ngừng thay đổi, không ngừng dung hòa với các huyết thống, chủng tộc khác. Vì thế, họ có nhiều điểm tương đồng với rất nhiều chủng tộc khác, nhưng cuối cùng lại chưa chắc đã giống nhau, điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Giới khảo cổ cho rằng, nhân loại được bắt nguồn từ hơn 20 vạn năm trước, tổ tiên của loài người ở Đông Phi. Từ 6 vạn năm trước, loài người bắt đầu chia nhóm ra di cư khắp nơi, họ rời xa quê hương Châu Phi, dần dần trở thành các bộ lạc người trên khắp thế giới. Nhưng cho dù là vậy, chủng tộc Ai Cập cổ đại đã thay đổi không còn giống với cội nguồn Châu Phi nữa, giống với chúng ta, giống với các chủng tộc khác trên thế giới.

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


Theo Vũ Phong/Công lý & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://xahoi.congly.vn/nguoi-ai-cap-rot-cuoc-la-chung-toc-gi-tai-sao-lai-khac-voi-nguoi-chau-phi-ngay-nay-290721.html

Theo Vũ Phong/Công lý & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nguoi-ai-cap-rot-cuoc-la-chung-toc-gi-tai-sao-lai-khac-voi-nguoi-chau-phi-ngay-nay/20231226081102506)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY