Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Người bệnh nhẹ không triệu chứng phát tán virus trong bao lâu? Có ca COVID-19 ở chợ, phải làm gì?

BS Trương Hữu Khanh chia sẻ các vấn đề: ca dương tính giả là thế nào, người bệnh nhẹ không triệu chứng phát tán virus trong bao lâu, có ca COVID-19 ở chợ thì phải làm gì…

alobacsi BS Trương Hữu Khanh tiểu thương ở chợ nhiễm COVID-19

Người bệnh nhẹ, không triệu chứng phát tán virus trong bao lâu?

Nhiều người đang lo rằng: bây giờ sao kỳ quá, toàn phát hiện ra người có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, giờ phải làm sao?

Tôi thấy chuyện này cũng không lạ, bởi vì xuất hiện nhóm bệnh nhẹ, bệnh không triệu chứng là chuyện bình thường của bệnh lây do con virus. hồi đầu nhiều người trong cộng đồng chưa có miễn dịch, hễ bệnh là thấy bệnh nặng liền, sau rồi từ từ sẽ xuất hiện người bệnh nhẹ.

Bây giờ mình lo gì ở những người bệnh nhẹ này? tôi đọc một số nghiên cứu thì người bệnh càng nặng, càng ho sù sụ thì thời gian họ thải virus càng lâu, có thể phát tán virus đến hơn 30 ngày. còn người bệnh nhẹ hay gần như không có triệu chứng thì thời gian họ phát tán ra virus càng ngắn, ít khi nào họ thải quá 9 ngày. lý thuyết là như vậy còn về lâu dài mình chưa biết hết được về con virus sars-cov-2 này đâu.

Nếu trong cộng đồng có người bệnh nhẹ như vậy, nếu trong suốt thời gian đó họ mang khẩu trang đúng thì họ cũng không lây cho người khác, người bệnh nhẹ rồi thì cũng khỏi bệnh thôi, khỏi bệnh thì họ hết lây.

Xuất hiện những ca COVID-19 dương tính ở chợ tại Đà Nẵng, phải lo điều gì?

Tôi nghĩ chuyện này cũng không lạ vì ở ngoài phải có virus trước thì mới lây vô Bệnh viện Đà Nẵng chứ hiếm khi nào mầm bệnh ngoại lai đi thẳng vô bệnh viện (bệnh nhân ngoại quốc đi khám bệnh).

Người bệnh ngoại lai này hẳn là đã đến những nơi công cộng như chợ, khách sạn, đi ăn uống, du lịch... cho nên trước bệnh viện đà nẵng đã có những “ổ” như quán ăn nào đó, chợ hay siêu thị nào đó mà mình không biết, rồi những người từng đi qua các địa điểm này đi khám bệnh, đi thăm bệnh mới đem virus vô bệnh viện. đến khi lây tới người có nguy cơ, làm cho người này bệnh nặng thì người này mới được xét nghiệm và phát hiện.

Cho nên có những ca dương tính ở chợ tại đà nẵng, mọi người cũng đừng ngạc nhiên và cũng đừng lo lắng quá, quan trọng là mình tìm càng nhanh càng tốt để vây lại.

Bây giờ mình đi chợ, nếu mọi tiểu thương trong chợ đều mang khẩu trang hết thì dù có người bị nhiễm, người đó cũng sẽ hết bệnh thôi. Cho nên dù mình nghe có thêm 5-7 người trong chợ thì phản ứng phòng vệ cũng như trước đây thôi.

Nghĩa là giờ đi vào nhà hàng quán ăn mà nhân viên không đeo khẩu trang thì mình đừng ghé, đi vô chợ thấy tiểu thương không đeo khẩu trang thì đừng mua. Còn bắt buộc phải đến những nơi đó thì bản thân mình phải mang khẩu trang hết sức cẩn thận.

Nhưng phải nhớ đối tượng rất mong manh là người lớn tuổi có bệnh nền đang ở nhà. Nếu bản thân mình là người tiếp xúc nhiều người ngoài cộng đồng thì luôn nhớ một điều là phải bảo vệ người ở nhà.

Chính người lớn tuổi có bệnh nền đó cũng phải nghiêm ngặt hơn, không cần thiết thì đừng đi đâu hết, cần gì thì con cháu mua đồ về. Nếu buộc phải đi ra ngoài (đi khám bệnh, chữa bệnh) thì đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay thường xuyên. Hạn chế tối thiểu việc tới bệnh viện thăm bệnh.

Gần đây tôi quan sát thấy mọi người đeo khẩu trang sai nhiều lắm, hay kéo xuống cằm. Theo tôi chỉ có khi ăn uống mới mở khẩu trang ra thôi, còn lại nên đeo suốt…

Status của BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh mọi người không nên thấy số ca giảm mà lơ là

Tình hình giảm ca bệnh mới hiện nay là công sức của nhiều người. Vất vả nhất bây giờ là nhóm đi điều tra và làm xét nghiệm. Chịu khó chờ xét nghiệm vì giờ tuy đã nhiều nơi làm nhưng vẫn không kịp. Không phải khi không mà họ tới nhà mình ghi ghi chép chép, chặn chỗ này chặn chỗ kia chi cho mệt. Họ cực lắm, thành ra mình phải thông cảm với họ. Họ điều tra thì mình hợp tác với họ, họ kêu mình cách ly thì mình tuân thủ theo họ.

Bệnh nhân 994 dương tính rồi lại âm tính, có phải là dương tính giả?

Trường hợp này ở miền Nam cũng thấy rồi, đó là một người Indonesia thì phải, đi vào một phòng khám tư lấy mẫu xét nghiệm gửi cho Bệnh viện FV, kết quả dương tính, sau đó lại âm tính.

Mới đây lại có trường hợp ông cụ 87 tuổi đi đến Bệnh viện E (bệnh nhân 994) cũng tương tự, và đây là trường hợp dương tính giả.

Giải thích cho dương tính giả, một số báo giải thích là “cảm nhiễm” nhưng theo tôi không phải, đây là hiện tượng “nhiễm chéo”. Nguyên tắc xét nghiệm PCR là như vầy:

Trong quy trình xét nghiệm PCR: một lần mình chạy một lô là phải có 2 mẫu ở ngoài đưa vô, 1 mẫu âm tính, 1 mẫu dương tính, gọi là “chứng âm” và “chứng dương”.

- Hai mẫu chuẩn bỏ vô, chạy xét nghiệm mà mẫu chứng âm vẫn ra âm, mẫu chứng dương vẫn ra dương thì kết quả của lô đó mới đủ chuẩn để thông báo ai âm tính, ai dương tính

- Nếu mình chạy tất cả âm mà mẫu chứng dương vẫn dương thì kết quả của nguyên cả lô đó mới đúng.

- Nếu mình chạy tất cả âm mà mẫu chứng dương cũng âm luôn thì kết quả của nguyên cả lô không đáng tin.

PCR rất nhạy, nó “bắt” được từ copies rất thấp nên nó không bị cảm nhiễm.

Tôi cho là khi lấy 2 mẫu xét nghiệm, người thực hiện đã vô tình làm cho mẫu này rớt qua mẫu kia, dẫn đến mẫu âm tính (lẽ ra sẽ cho kết quả âm tính) lại bị mẫu kia rớt qua làm cho kết quả dương tính. Đây là hiện tượng “nhiễm chéo”.

Khi mình lấy mẫu chứng dương (đương nhiên lúc nào nó cũng dương), mình thọc thọc làm sao đó làm rớt qua mẫu kia sẽ cho ra kết quả dương tính giả.

Tôi nghĩ mẫu của ông cụ bệnh nhân 994 là dương tính giả theo tình huống này.

Ngay cả khi mình dùng phương pháp trộn (pool) cũng xảy ra nhiễm chéo, khi bỏ một mẫu dương vào chung với các mẫu âm thì cho kết quả ra toàn bộ dương tính.

Status của BS Trương Hữu Khanh nhắc nhở về việc phòng ngừa COVID-19 trong bệnh viện

Số người bệnh trẻ hơn có ý nghĩa gì?

Hiện tại người ta cảnh báo số bệnh nhân ở nhóm tuổi 40, 20 nhiều hơn, điều này chưa chắc là khả năng lây virus trở nên mạnh hơn, mà bản thân những người 20-40 tuổi di chuyển rất nhiều khiến cho tốc độ lây nhiều hơn.

Số ca COVID-19 trên thế giới tăng nhanh vì sao?

Theo tôi cũng không lạ, vì mô hình bây giờ là xét nghiệm rất nhiều, một số nước xét nghiệm cả những người không có triệu chứng. còn ngày trước là những người tiếp xúc gần hay có triệu chứng mới xét nghiệm. quan trọng là đối tượng nguy cơ có thật sự bị bệnh hay không? còn bây giờ khoan hãy mong số ca trên thế giới giảm.

Nếu chưa có vắc xin mà số ca tăng chậm lại thì dịch bệnh đang diễn ra theo nguyên tắc “bệnh hết thì hết bệnh” (mời xem thêm: Miễn dịch cộng đồng là gì? Khi nào Việt Nam có miễn dịch cộng đồng với bệnh COVID-19?)

Trích livestream của BS Trương Hữu Khanh “COVID-19, còn nhiều cung bậc”


Nguồn: Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 16:39 04/09/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/nguoi-benh-nhe-khong-trieu-chung-phat-tan-virus-trong-bao-lau-co-ca-covid-19-o-cho-phai-lam-gi-n411848.html)

Tin cùng nội dung

  • Tự nhiên mẹ tôi có dấu hiệu bị tê nửa bên người. Do tiền sử bà có bệnh huyết áp, tim mạch, gia đình muốn đưa bà đi tầm soát, đề phòng bệnh đột quỵ. Nhờ mangyte.vn tư vấn bệnh viện tốt, khám nhanh (vì bà cao huyết áp và bệnh tim, rất hay mệt khi chờ đợi lâu ở chỗ đông người). Chân thành cảm ơn. (Lê Thanh Phúc, Q.1, TPHCM).
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY