Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người dân Đà Nẵng tập trung khôi phục sản xuất sau bão lụt

(MangYTe) – Những ngày này, trên các vườn rau, cánh đồng tại Đà Nẵng, bà con nông dân khẳn trương bắt tay vào khôi phục lại các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã bị gián đoạn sau dịch bệnh COVID-19 và những cơn bão, lũ liên tiếp.

Năm 2020 là một năm hết sức khó khăn của bà con nông dân miền trung khi mà tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, mưa lũ khốc liệt, dị thường liên tục ập về làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sản xuất của bà con nông dân.

Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài thiệt hại về người, nhà cửa và các công trình dân sinh, bão lũ dồn dập từ cuối tháng 9 đến tháng 11-2020 ở miền trung đã gây thiệt hại kinh tế ước tính trên 30.000 tỷ đồng. lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại nặng nề với hàng vạn hécta lúa; cây công nghiệp, cây ăn quả và cây trồng khác bị thiệt hại hơn 70%, hàng triệu con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi… khó nhất là vụ đông xuân cận kề nhưng 2.620ha đất nông nghiệp bị vùi lấp, lượng giống dự trữ trong dân đều đã bị hư hỏng hoặc lũ cuốn trôi...

Huyện Hòa Vang là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất, bão kèm mưa lụt vừa qua đã gây thiệt hại hơn 129,5 ha diện tích rau và hoa màu trên địa bàn huyện. 

Tại Đà Nẵng, Huyện Hòa Vang là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất, bão kèm mưa lụt vừa qua đã gây thiệt hại hơn 129,5 ha diện tích rau và hoa màu trên địa bàn huyện.

Khắp cánh đồng rau tại hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn túy loan (xã hòa vang, huyện hòa vang) bùn non phủ kín mặt ruộng, rác thải vẫn còn ngổn ngang… dấu vết thiệt hại sau của những trận “siêu bão” ảnh hưởng trực tiếp đà nẵng trong tháng 10, 11 in hằn trên từng vạt rau rau xanh, bầu, mướp đắng bị héo dây, thối trái và ch*t dần…

 Vùng Dương Sơn với diện tích canh tác hoa gần 4,5ha hầu như không chịu ảnh hưởng bởi lụt lội nhưng cơn bão số 9 đã quật ngã nhiều giàn sắt trồng hoa của các nhà vườn tại đây cũng như làm hư hại nhiều diện tích hoa. 

Tuy nhiên, vượt lên những mất mát tàn khốc, người dân miền trung đang gắng gượng nỗ lực ổn định lại cuộc sống.  Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân tại huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) lại cuốc xẻng, tấp nập ra đồng, khẩn trương khắc phục hậu quả, gieo trồng những vụ rau mới để kịp thu hoạch trước Tết, bù đắp cho những thiệt hại về kinh tế của đợt lụt bão lịch sử vừa qua.

“Từ đầu năm, dịch COVID-19 cũng làm bà con chao đảo một phen, giữa năm bão lũ liên tục hết cơn này qua cơn khác ập đến, không có cây trồng nào có thể chịu được. Mất thì làm lại chứ đâu thể bỏ luôn.” - nông dân Lâm Văn Thái - tổ viên hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (hợp tác xã Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) chia sẻ.

 Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân tại huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) lại cuốc xẻng, tấp nập ra đồng, khẩn trương khắc phục hậu quả, gieo trồng những vụ rau mới để kịp thu hoạch trước Tết, bù đắp cho những thiệt hại về kinh tế của đợt lụt bão lịch sử vừa qua.

Sau bão, bà con ở hợp tác xã Túy Loan nhận được sự hỗ trợ giống, vôi và phân bón từ phía đơn vị khuyến nông của huyện Hòa Vang. Ông Thái đang trồng lại giàn bí cho vụ Đông – Xuân và gieo các giống rau ngắn ngày để có thêm thu nhập, bù trừ cho số rau đã bị thiệt hại. Từ giờ đến Tết chủ yếu gieo liên tục các loại rau cải, rau muống, rau dền, rau lang, bầu, bí… Có thể sản lượng sẽ ít nhưng cũng được 2-3 ha. Khoảng nửa tháng nữa thì sẽ có rau để Hợp tác xã thu mua, đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường.

Ông  Lâm Văn Thái - tổ viên hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan trồng lại giàn bí cho vụ Đông – Xuân và gieo các giống rau ngắn ngày để có thêm thu nhập, bù trừ cho số rau đã bị thiệt hại.

Tại hợp tác hoa dương sơn (xã hòa châu, huyện hòa vang), người dân cũng  đang chăm sóc lại vườn tược sau bão, hối hả chuẩn bị cho vụ hoa tết. cơn bão số 9 hơn tháng trước đã quật ngã nhiều giàn sắt trồng hoa của các nhà vườn tại đây cũng như làm hư hại nhiều diện tích hoa.

 “Vùng Dương Sơn với diện tích canh tác hoa gần 4,5ha hầu như không chịu ảnh hưởng bởi lụt lội nhưng cơn bão số 9 đã quật ngã nhiều giàn sắt trồng hoa của các nhà vườn tại đây cũng như làm hư hại nhiều diện tích hoa. Uớc tính 7 hộ bị sập giàn. Việc dựng lại các giàn hoa này là rất lâu và tốn kém. Kinh phí cho một giàn hoa diện tích 1.000m2 khoảng 500 triệu đồng”. Ông Lý Phước Dạng, tổ trưởng tổ hợp tác thông tin.

 Sau bão, người dân vùng rau La Hường tranh thủ bắt tay vào khôi phục sản xuất, những luống đất được cày xới, tạo luống, hạt cây đã gieo xuống đất chờ đợi những mầm non phát triển…

Ghé đến vùng rau La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) trong những ngày cuối tháng 11, không khí làm việc cũng khẩn trương không kém. Những luống đất được cày xới, tạo luống, hạt cây đã gieo xuống đất chờ đợi những mầm non phát triển…

Gia đình ông Mai Văn Phu (trú phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) đã gieo trồng được khoảng 3.000 m2 các loại rau cải, xà lách, tần ô, mồng tơi… Những cây non được cấy vào luống đất đã dần phát triển. Hiện ông đang có 250 m2 rau cải đang đợi thu hoạch.  Bên cạnh đó là những luống rau xanh non đang đà phát triển, tầm  khoảng 20 - 25 ngày  sẽ  thu hoạch được...

 Tại hợp tác hoa Dương Sơn (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang), người dân cũng  đang chăm sóc lại vườn tược sau bão, hối hả chuẩn bị cho vụ hoa Tết. 

"Đây là lần thứ 3 tôi gieo trở lại những lần trước đều bị hư hại. Sau đợt này, tôi sẽ tập trung gieo các loại súp lơ, khổ qua… phục vụ cho vụ Tết. Hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi để rau màu phát triển.”. – Ông Phu tươi cười tràn đầy hy vọng vào mùa vụ thắng lợi.

Theo Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang Ngô Thị Hạnh, ngay sau bão lũ, UBND huyện Hòa Vang chỉ đạo các địa phương nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, nhất là thiệt hại về nông nghiệpTrong đó, tập trung khắc phục hệ thống thủy lợi, kênh mương sạt lở, hệ thống tưới tiêu bị bùn non đóng nghẽn, đường giao thông hư hại; hỗ trợ giống, vật tư, phân bón vi sinh, vôi… cho bà con, hỗ trợ bà con nhanh chóng ổn định sản xuất, đặc biệt là nguồn giống, vật tư cho vụ đông xuân.

 Nhịp sản xuất đã trở lại trên những vườn rau, hoa của nông dân Đà Nẵng ...

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thống kê thiệt hại, kịp thời hỗ trợ chênh lệch giá thóc ăn và giá thóc giống theo chính sách, hỗ trợ gần 200 kg hạt giống các loại, hỗ trợ phân bón, vôi cho các vùng rau chuyên canh, vùng trồng hoa Tết...

“Nông dân mình có kinh nghiệm ứng phó với thiên tai, với mưa bão sau nhiều năm, đã quá quen với El Nino hay La Nina, nên có sự chủ động phòng, chống, hạn chế thiệt hại. Bà con nông dân đang tranh thủ triển khai vụ mùa sau bão. Khoảng thời gian này thời tiết đang thuận lợi, chúng tôi đã hướng dẫn, định hướng cho bà con trồng các loại rau, hoa ngắn ngày phục vụ Tết. Lãnh đạo huyện cũng đã làm việc với các doanh nghiệp thu mua nông, lâm sản lớn trong địa bàn để chủ động hỗ trợ thu mua cho người dân, tránh tình trạng ép giá. Bên cạnh đó, chúng tôi đang khẩn trương rà soát, thống kê cụ thể số lượng thiệt hại tại các xã để tiến hành hỗ trợ người nông dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ.” bà Ngô Thị Hạnh nói.

 Nhiều vườn rau đã bước đầu dàn được khôi phục, người dân miền trung đang  nỗ lực ổn định lại cuộc sống.

 
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng Nguyễn Phú Ban, hiện tại ngành nông nghiệp thành phố đang tập trung toàn lực để khắc phục hậu quả do mưa bão, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp bà con nông dân ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất, chuẩn bị cho những vụ sản xuất mới.

Lê Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/doi-song-xa-hoi/nguoi-dan-da-nang-tap-trung-khoi-phuc-san-xuat-sau-bao-lut-98348.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY