Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Người đàn ông khó thở, tím tái sau khi hóc xương gà

Sau khi loại bỏ dị vật, người bệnh dễ chịu, hết khó thở, đỡ khàn tiếng, không ho, kiểm tra vùng thanh quản còn phù nề nhẹ.

Sau khi loại bỏ dị vật, người bệnh dễ chịu, hết khó thở, đỡ khàn tiếng, không ho, kiểm tra vùng thanh quản còn phù nề nhẹ.

Bác sĩ nội soi gắp dị vật là mảnh xương gà ra khỏi thanh quản bệnh nhân - Ảnh: VTC News

Zing.vn đưa tin, sáng 11/3, bệnh nhân được chuyển tuyến từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn do ho, khó thở sau ăn thịt gà. Tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, người bệnh được chẩn đoán dị vật đường thở.

Người bệnh đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, khàn tiếng, khó thở, ho từng cơn tím tái, có tiếng thở rít thanh quản. Sau khi nội soi hạ họng - thanh quản, các bác sĩ phát hiện dị vật là mảnh xương gà sắc nhọn mắc kẹt tại tầng thanh môn. Các bác sĩ cũng phát hiện người bệnh có u nang ở hố lưỡi thanh thiệt trái.

Nam bệnh nhân được gây tê và tiến hành nội soi thanh quản lấy dị vật, gắp ra một mảnh xương gà kích thước 1x3 cm, sắc nhọn, nhiều góc cạnh. Sau khi lấy dị vật ra khỏi thanh quản, người bệnh hết khó thở, đỡ khàn tiếng, không ho. Người bệnh được dùng kháng sinh giảm nề vùng thanh quản, sau một ngày điều trị, được ra viện.

Chia sẻ với VTC News, ThS. BS Nguyễn Thế Đạt – Phó trưởng khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, dị vật đường thở là một T*i n*n sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Song đây là trường hợp xương mắc ở vị trí hiếm gặp, khó gắp, do người bệnh kích thích, khó thở nhiều và dị vật ở thanh môn, nằm giữa 2 dây thanh âm, là cửa ngõ của đường hô hấp dưới, dễ gây tai biến suy hô hấp cấp.

Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không cười nói khi ăn uống, đặc biệt ở trẻ nhỏ không nên ngậm đồ vật trong miệng để tránh bị dị vật đường thở. Khi bị dị vật đường thở phải được chẩn đoán sớm, sơ cứu kịp thời, đúng cách và chuyển đến ngay bệnh viện để được khám và kiểm tra nội soi, xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Quỳnh Chi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/nguoi-dan-ong-kho-tho-tim-tai-sau-khi-hoc-xuong-ga-a315538.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Nguyên nhân gây ra hóc xương là do cười đùa khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, say rượu, ăn cả xương hoặc không phát hiện ra xương nên ăn và nuốt luôn.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • Cố gắng nuốt khi đã bị hóc chỉ càng làm cho xương bị đẩy sâu xuống thực quản, gây viêm mủ, áp xe chỗ hóc và phải tốn công điều trị lâu dài.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY