Sơ cấp cứu hôm nay

Lưu ý khi bị hóc xương

Cố gắng nuốt khi đã bị hóc chỉ càng làm cho xương bị đẩy sâu xuống thực quản, gây viêm mủ, áp xe chỗ hóc và phải tốn công điều trị lâu dài.
Bà Hiền, quê Bình Phước, vẫn chưa hết bàng hoàng sau đợt phải đến TP HCM để chữa trị hóc xương cá. Hóc xương khi ăn cá nục gai, thay vì đến bệnh viện, bà lại "nghe ai chỉ gì làm nấy", dùng hết cách này đến mẹo khác nhằm làm trôi xương. Sau khi thử nuốt cơm, nuốt vỏ cam, vỏ bưởi không công hiệu, gia đình bà chạy đi tìm người đẻ ngược để nhờ vuốt, bấm huyệt, rồi chạy chữa thầy lang.

Xương không những không trôi xuống bụng như mong muốn mà còn đâm sâu vào vùng họng, khiến bà bị đau nhức dữ dội. Đến ngày thứ ba, khạc ra máu, bà mới lặn lội lên TP HCM để điều trị. "Các bác sĩ kết luận thực quản của tôi bị tổn thương nặng, nếu để lâu thêm thì sẽ rất nguy hiểm", bà Hiền cho biết.

Các bệnh viện nhi cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị hóc xương, khi được đưa đến chữa trị thì đã bị phù thanh quản do bố mẹ cố tình móc tay vào miệng trẻ hoặc bắt ép khạc nhiều lần nhằm mong xương rơi ra.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai - Mũi - Họng BV Nhân dân 115, hóc xương có thể gây viêm, làm mủ, thủng động mạch, áp-xe tại chỗ bị đâm vào, gây biến chứng rất nặng, có nguy cơ bị thủng mạch máu. Cũng có những trường hợp xương chui vào lồng ngực làm áp xe trung thất, áp xe màng phổi; mức độ Tu vong ở những trường hợp này là rất cao.

Một trong những sai lầm của nhiều người là áp dụng các cách chữa mẹo, tự ý xử lý tại nhà bằng biện pháp dân gian trước khi tìm đến các cơ sở y tế. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ, lá… là khá rủi ro. Đôi khi, với những loại xương nhỏ, đơn giản, cách làm này có thể chữa khỏi, nhưng nhiều trường hợp việc nuốt các chất hỗ trợ chỉ càng làm xương đâm sâu vào thực quản, gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi bị hóc xương cần lưu ý: Khi thấy có dấu hiệu bị hóc xương:

- Cần ngay lập tức ngưng nuốt. Thói quen cố nuốt khi có dị vật trong cổ không thể làm xương trôi xuống mà chỉ càng khiến cho xương đâm sâu hơn, gây tổn thương.

- Cần cố gắng nôn ọe ra càng sớm càng tốt.

Khi đã bị hóc:

- Không nên ăn bất cứ thứ gì nhằm đẩy xương xuống.

- Nếu thấy xương cắm vào những vị trí có thể nhìn thấy được như hanh nhân khẩu cái, màn hầu hay thành sau họng, có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra.

- Nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhập viện muộn sẽ làm cho việc điều trị phức tạp hơn do khó xác định vị trí của xương.

Mangyte.vn Theo Lê Phương - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-khi-bi-hoc-xuong-2450.html)
Từ khóa: bị hóc xương

Chủ đề liên quan:

bị hóc xương hóc xương

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Bị hóc xương cá, người đàn ông thay vì đến bệnh viện, lại đi đến nhà bà mo trong bản xin nước thần tan xương.
  • MangYTe - Sau hóc xương cá một tuần, bệnh nhân gặp tình trạng áp-xe trung thất do hóc xương cá thủng thực quản. Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, áp xe trung thất là bệnh lý hết sức nguy hiểm, nguy cơ biến chứng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
  • (MangYTe) Tin từ Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận và can thiệp nội soi thành công lấy xương gà, vịt ở thực quản cho hai bệnh nhân.
  • Khi hóc xương cá, nếu dị vật không trôi xuống được hoặc gây vết thương nghiêm trọng, có thể sẽ dẫn đến biến chứng như trầy xước, rách niêm mạc thực quản, viêm niêm mạc thực quản, áp-xe….
  • BS ơi, cháu bị hóc xương ở amidan thì phải làm sao để lấy ra được ạ. Mong bác sĩ chỉ cách cho cháu.
  • Khó thở, thi thoảng trở sốt, được chẩn đoán suyễn và uống Thu*c suốt hai tháng vẫn không hết, đến giữa tháng 4, nhập viện Nhi Đồng 2, TP HCM, bé Hưng mới được bác sĩ mới xác định trong khí quản có hai đốt xương cá.
  • Các bác sĩ BV 74 Trung ương vừa lấy thành công dị vật là những mảnh xương lợn lọt xuống phế quản của bệnh nhân. Điều đáng nói đây là bệnh nhân nữ cao tuổi, bị tai biến mạch máu não nhiều năm để lại di chứng liệt nửa người không nói được, gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc định hướng phát hiện và điều trị bệnh.
  • Một trong những nguyên nhân gây ra hóc xương là do cười đùa khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, say rượu, ăn cả xương hoặc không phát hiện ra xương nên ăn và nuốt luôn.
  • Con trai tôi 12 tuổi bị hóc xương gà, gia đình rất lúng túng không biết cấp cứu ra sao, phải chở đi bệnh viện điều trị, may mà cháu đã qua khỏi. Xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu?
  • Nguyên nhân gây ra hóc xương là do cười đùa khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, say rượu, ăn cả xương hoặc không phát hiện ra xương nên ăn và nuốt luôn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY