Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Người đàn ông nhiễm vi khuẩn ăn thịt người do bị vây cá đâm vào tay

Khi đang làm thịt cá, người đàn ông 60 tuổi ở Trung Quốc không may bị vây cá đâm vào ngón tay ở bàn tay trái. Ông không ngờ vết thương bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người và có thể phải cắt cụt.

Người đàn ông họ Dương, sống ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Ông làm thịt con cá vào ngày 17.7. Đó là một con pecca, loại cá phổ biến ở Trung Quốc. Con cá nặng khoảng 1,3 kg, theo Daily Mail.

Vì khi làm không mang găng tay nên ông bị vây cá đâm vào ngón đeo nhẫn và ngón út ở bàn tay trái. Đấy chỉ là vết thương nhỏ, không gây chảy máu và người đàn ông cũng không bận tâm.

Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, ông phát viện vài đốm đỏ và sưng nhẹ trên bàn tay. Đến chiều hôm đó, vết sưng ngày càng lớn buộc ông phải đến bệnh viện kiểm tra.

Vết nhiễm trùng bắt đầu lan rộng lên cánh tay với nhiều vết sưng to và đầy mụn nước. Các bác sĩ đã điều trị khẩn cấp để khống chế nhiễm trùng. Thế nhưng, người đàn ông vẫn phải đối mặt nguy cơ cắt cụt cánh tay trái.

Vài ngày sau, ông Dương được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Khi đó, vết nhiễm trùng đã lan đến nách. Ông bị chẩn đoán nhiễm vibrio vulnificus, còn được gọi là vi khuẩn "ăn thịt người". Đây là lọai vi khuẩn nguy hiểm, tỷ lệ Tu vong của người mắc đến 33%.

Ông Dương được điều trị bằng kháng sinh để giúp giảm bớt nhiễm trùng. Thế nhưng, cách này không hiệu quả và khiến ông mất cảm giác ở bàn tay trái.

Các bác sĩ sau đó đã phẫu thuật bằng cách rạch vài đường trên cánh tay bệnh nhân. Họ hy vọng cách này sẽ giúp giảm áp lực do sưng tấy gây ra. Sau ca phẫu thuật, ông Dương đã có lại cảm giác ở ngón tay. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe vẫn chưa thể ổn định.

Bệnh viện cho biết nhiễm trùng có thể gây hoại tử. Khi đó, bác sĩ buộc phải cắt bỏ cánh tay trái của ông, theo Daily Mail.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/nguoi-dan-ong-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi-do-bi-vay-ca-dam-vao-tay-1260211.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 40 tuổi, rất hay bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Tôi nghe nói để chữa tận gốc bệnh thì phải dùng kháng sinh.
  • Nhiều người cứ uống kháng sinh là sau đó bị tiêu chảy. Có cách nào khắc phục tình trạng này không ạ?
  • Cứ 5 trẻ dùng kháng sinh thì một cháu bị tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào.
  • Con em được 5 tháng bị viêm phổi. Sau khi tiêm kháng sinh cháu bị tiêu chảy. Xin Mangyte cho lời khuyên.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Kháng sinh (KS) là loại Thu*c đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn. Giống như những loại Thu*c khác, KS cũng có các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY