Thượng tá, bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Tích cực chống độc, Bệnh viện Quân y 175, ngày 9/6 cho biết bệnh nhân nhập viện với tình trạng sốc nặng, tổn thương đa cơ quan như suy hô hấp, gan, thận, rối loạn đông máu, dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết từ đường tiêu hóa... sau hai ngày ở nhà tự uống Thu*c điều trị sốt xuất huyết. Trước đó, anh Phước rất khỏe mạnh, là huấn luyện viên thể hình.
Các bác sĩ cho bệnh nhân thở máy, kiểm soát dịch, chống sốc, lọc máu liên tục, thay huyết tương, điều trị gan. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không cải thiện do rối loạn chức năng đa cơ quan nặng, buộc phải can thiệp ECMO. Đây là hệ thống tim phổi nhân tạo, thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, vũ khí hỗ trợ hô hấp cuối cùng cho những bệnh nhân nguy kịch.
Theo bác sĩ ân, có rất ít bệnh nhân sốt xuất huyết được chỉ định can thiệp ecmo, nhưng trường hợp này nếu không dùng thì sẽ t* vong. khi sử dụng kỹ thuật này, quá trình điều chỉnh rối loạn đông máu thường khó khăn trong khi sốt xuất huyết vốn gây rối loạn đông máu nặng. để xử lý, các bác sĩ áp dụng phác đồ vừa can thiệp ecmo vừa thay máu, lọc máu liên tục, đồng thời kiểm soát về đông chảy máu hàng giờ.
Bệnh nhân trải qua 10 ngày can thiệp ECMO, lọc máu liên tục 12 lượt, thay huyết tương 14 lượt với thể tích 56 lít máu, trong khi đa số bệnh nhân nặng khác chỉ thay 3-4 lượt. Bệnh nhân còn được truyền thêm hồng cầu lắng, số lượng lớn tiểu cầu. Sau 47 ngày điều trị, chức năng gan, thận, hô hấp bệnh nhân hồi phục, các chỉ số xét nghiệm cải thiện tốt, vừa được xuất viện.
Tính đến nay, đây là bệnh nhân sốt xuất huyết được thay lượng máu nhiều nhất được ghi nhận tại tp hcm.
Tiến sĩ trương đình cẩm, phó giám đốc bệnh viện quân y 175 cho rằng ca sốt xuất huyết rất nặng với sốc nhiễm trùng chồng lấn, da nổi vân đá như anh phước thường khó qua khỏi. trong quá trình điều trị cho anh, có những thời điểm các bác sĩ lo ngại không giữ được tính mạng bệnh nhân. "may mắn, sự nỗ lực cứu chữa của y bác sĩ và nghị lực sống của chính người bệnh, sự động viên của gia đình đã giúp mang lại kết quả tốt", tiến sĩ cẩm nói.
Từ cuối tháng 4 đến nay, số ca sốt xuất huyết tăng nhanh liên tục tại tp hcm. trong 5 tháng đầu năm, thành phố ghi nhận hơn 10.000 ca sốt xuất huyết, tăng hơn 46% với cùng kỳ năm ngoái. có 19 ca nặng, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Phần lớn trường hợp sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng. khi sốt từ 38,5 độ c, uống hạ sốt bằng paracetamol (liều dùng và số lần theo hướng dẫn của bác sĩ) và kết hợp lau mát liên tục. bệnh nhân cần đến bệnh viện nếu có một trong những dấu hiệu như khó chịu hơn dù sốt giảm hoặc hết sốt, không ăn uống được, nôn ói nhiều; đau bụng nhiều hơn; tay chân lạnh, ẩm; mệt lả, bứt rứt; chảy máu mũi, miệng, xuất huyết *m đ*o bất thường, nôn ra máu, đi tiêu phân đen hoặc máu đỏ; có các hành vi thay đổi như lú lẫn, kích thích, vật vã hoặc li bì; không đi tiểu trên 6 giờ.
Chủ đề liên quan:
can thiệp ECMO khám chữa bệnh sốc sốt xuất huyết sốt xuất huyết Sốt xuất huyết tin nóng tp hcm