Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người nghèo, người có thẻ BHYT được lợi nhiều nhất trong điều chỉnh giá dịch vụ y tế

Giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng vào cuối năm 2015 đang là vấn đề liên quan sát sườn đến cuộc sống của người dân và được cộng đồng hết sức quan tâm.
Giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng vào cuối năm 2015 đang là vấn đề liên quan sát sườn đến cuộc sống của người dân và được cộng đồng hết sức quan tâm. Vậy giá sẽ được điều chỉnh tăng như thế nào, điều này có ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống của người dân, nhất là người nghèo? Giá dịch vụ y tế tăng liệu có đi đôi với việc nâng cao chất lượng phục vụ hay không? Những thắc mắc trên đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời trong Chương trình: “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” ngày 1/11/2015.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 1/11.

Đối tượng nào bị tác động bởi điều chỉnh giá dịch vụ y tế?

Trước câu hỏi của người dân về mức điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế dự kiến là bao nhiêu? Và việc điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đối tượng, nhất là người nghèo? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, giá dịch vụ y tế bao gồm 7 yếu tố chính với các chi phí trực tiếp như Thu*c, vật tư tiêu hao, điện, nước, xử lý chất thải, sửa chữa, bảo hành, bảo trì cũng như lương, phụ cấp, khấu hao tài sản cố định, đào tạo nghiên cứu khoa học. Hiện nay, giá dịch vụ y tế mới tính 3/7 yếu tố đó. Ngay một số địa phương chỉ đạt 60-70% giá trị thực trong 3 yếu tố đó. Vì thế Liên Bộ xây dựng điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các BV đồng hạng trên toàn quốc với 1.800 giá dịch vụ và chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường sẽ phân ở các hạng bệnh khác nhau. Như vậy, theo lộ trình này, trước mắt chỉ điều chỉnh giá dịch vụ đối với những bệnh nhân có thẻ BHYT. Tiếp theo, từ nay đến hết năm phải điều chỉnh giá dịch vụ để tính đủ chi phí trực tiếp, cộng thêm phụ cấp đặc thù như tiền trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật. Từ năm 2016, giá dịch vụ y tế sẽ cộng thêm tiền lương của người lao động và đến năm 2020 phải đính đúng 7 yếu tố giá dịch vụ trên.

Vậy, khi điều chỉnh giá dịch vụ tác động như thế nào, thứ nhất là đối với người dân, đặc biệt đối với người nghèo thì việc tăng giá này được hưởng lợi rất nhiều. Thay vì trước kia tất cả các cấu thành không được kết cấu vào giá thì người bệnh và người nghèo phải trả thêm phần chưa được tính giá và tự bỏ tiền túi ra. Hiện nay, với Luật BHYT sửa đổi, người nghèo được Nhà nước mua 100% thẻ BHYT và không phải đồng chi trả. Tất cả những mức chi ở trong BHYT được thanh toán 100%. Còn đối với các đối tượng diện chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số và người sống vùng biển đảo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì cũng được hưởng như người nghèo. Đối với người cận nghèo, Nhà nước đã hỗ trợ mua 70% và rất nhiều địa phương đã mua nốt 30% cho người cận nghèo. Như vậy, đồng chỉ trả hiện nay cũng chỉ còn 5%. Cho nên tác động này cũng không ảnh hưởng nhiều đến người cận nghèo.

“Tác động lớn nhất trong việc điều chỉnh này là đối với người chưa có thẻ BHYT. Chúng tôi nghĩ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người và tham gia BHYT là sự chia sẻ cộng đồng giữa người bệnh và người khỏe, giữa những thành viên trong gia đình thì cách tốt nhất là tham gia BHYT để xây dựng một nền y tế công bằng, hiện đại và phát triển” - Bộ trưởng chia sẻ.

Theo Bộ trưởng, đối với bệnh viện (BV), khi giá dịch vụ tính đúng, tính đủ mới có đủ nguồn để chi phí trực tiếp và các chi phí khác thì chất lượng khám chữa bệnh (KCB) bắt buộc phải tăng và có điều kiện để đầu tư máy móc và mua đủ trang thiết bị, không bắt buộc người dân phải đi mua bổ sung thêm phần không được tính. Tiếp đến, thay vì phải bao cấp nhưng cái chi phí chưa được tính vào giá cho cả người giàu và người nghèo thì dùng tiền đó để mua thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và những chính sách xã hội khác. Như vậy cũng làm tăng thêm quyền lợi cho những người nghèo, người diện chính sách và những đối tượng cần được bảo trợ khác.

Chất lượng dịch vụ y tế sẽ tăng thêm

Trả lời câu hỏi của người dân về việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế thì chất lượng dịch vụ KCB có nâng lên hay không? Bộ trưởng khẳng định, khi điều chỉnh giá dịch vụ tăng theo phương hướng tính đúng, tính đủ thì chắc chắn là chất lượng dịch vụ y tế sẽ tăng thêm.

Bộ trưởng cũng nói rõ, Bộ Y tế đã, đang và sẽ quyết liệt thực hiện những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng KCB. Thứ nhất, quyết liệt giảm tải và nâng cao cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự đầu tư của Nhà nước, chính quyền các cấp và huy động mọi nguồn lực của xã hội, kể cả y tế tư nhân và kết hợp công tư. Tiếp đến, ban hành những tiêu chuẩn về chất lượng và các BV phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng này, đi đôi với cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Giải pháp tiếp theo là phải đổi mới toàn diện thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh như đổi mới cả về trang phục để người bệnh có thể nhận rõ chức danh của người cán bộ y tế. Thứ năm là tập huấn toàn bộ hệ thống từ giám đốc BV cho đến nhân viên thu tiền và bảo vệ về quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trên tinh thần “bệnh nhân đến niềm nở, bệnh nhân ở tận tình, bệnh nhân về phải chu đáo”... Ngoài ra, Bộ Y tế cũng triển khai các giải pháp khác như: tiếp tục triển khai công tác giám sát cán bộ từ đường dây nóng y tế; tiếp tục thực hiện thùng thư góp ý và tăng cường công tác kiểm tra giám sát, khen thưởng cũng như kỷ luật nghiêm minh các trường hợp sai phạm nếu bị phát hiện qua phản ứng của bệnh nhân...

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, BV nào phục vụ tốt thì bảo hiểm mới ký hợp đồng với BV đó. Do vậy, cán bộ y tế bắt buộc phải đổi mới tư duy từ chỗ ban ơn trở thành người phục vụ bệnh nhân và coi bệnh nhân là trung tâm của sự phục vụ và chúng tôi cũng hy vọng rằng, việc này không thể một sớm một chiều, nhưng chắc chắn là chất lượng dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Đối với vấn đề dư luận đặt ra khi tăng viện phí thì việc tính đúng, tính đủ sẽ tạo nên sự cạnh tranh giữa các BV là muốn đông bệnh nhân để lương của nhân viên y tế sẽ cao, như vậy có tạo áp lực lên chủ trương của Bộ Y tế từ trước đến giờ là đẩy mạnh thực hiện giảm quá tải BV hay không? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ: Đối với giảm tải BV, điều đầu tiên phải tăng số giường bệnh trên 10 nghìn dân. Thứ hai là phải có chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để các BV tuyến tỉnh, huyện làm được các ca đòi hỏi kỹ thuật cao thì bệnh nhân sẽ không phải đi xa, đỡ tốn thời gian, phiền phức và cả tiền bạc mà vẫn được thụ hưởng các dịch vụ cao ngay tại địa phương mình. Tiếp đến là phân tuyến kỹ thuật, thông thường mà chất lượng tốt thì người ta có thể khám chữa bệnh ngay ở trạm y tế xã, phường và BV huyện. Ví dụ như sinh đẻ thường không cần phải chuyển lên tuyến trên, vừa tốn kém, vừa mất thời gian, vừa nhiễm khuẩn chéo BV và đặc biệt nhiễm khuẩn chéo BV là một trong những nguyên nhân gây Tu vong và kéo dài thời gian điều trị như hiện nay.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-ngheo-nguoi-co-the-bhyt-duoc-loi-nhieu-nhat-trong-dieu-chinh-gia-dich-vu-y-te-20177.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần tết rồi, con cái bận công việc, nhà chỉ còn 2 ông bà già nên tôi muốn thuê người dọn dẹp nhà cửa. Nhà tôi 3 tầng, khá rộng, không biết chi phí có cao lắm không, và liên hệ ở đâu? Chúng tôi chưa bao giờ thuê dịch vụ này, có điều gì cần lưu ý, nhờ mangyte.vn chỉ giúp. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều! (Bảy Hạnh - Q. Gò Vấp, TPHCM)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Tôi tên Thu Trân, trong tháng 11/2013 con tôi (sinh năm 2011) có điều trị tại BV Lê Lợi (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tôi được biết Luật BHYT có quy định trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí điều trị tại các cơ sở y tế công lập. Do cháu chưa có thẻ BHYT nên tôi có xuất trình giấy khai sinh cho bệnh viện nhưng không được giải quyết.
  • Chào bác sĩ trên mangyte.vn Sao tôi nghe nói thẻ BHYT cũ nên giữ lại đầy đủ, đề phòng trường hợp một số phẫu thuật người ta yêu cầu nộp lại thẻ của nhiều năm liền? Mấy năm trước tôi không biết nên không giữ lại thẻ cũ, như vậy có sao không? (Hoàng Đức - huyện Bình Chánh, TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY