Cũng như các Thuốc nhóm kháng thụ thể H2 (cimetidine, ranitidine, famotidine), các Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprozole, rabeprazole, dexlansoprazole, esomeprazole...
Cũng như các Thuốc nhóm kháng thụ thể H2 (cimetidine, ranitidine, famotidine), các Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprozole, rabeprazole, dexlansoprazole, esomeprazole... thường được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh trào ngược thực quản (GERD) nhờ vào đặc tính làm giảm lượng acid tiết ra từ dạ dày. Khi được sử dụng các Thuốc ức chế bơm proton chưa phải là Thuốc mà ở dạng tiền Thuốc, tức là sau khi uống được hấp thu vào máu hoặc đi đến nơi dược chất tác động mới được chuyển hóa thành Thuốc khi đó mới có tác dụng. Do đó, khi sử dụng các Thuốc này cần có một số chú ý:
Là tiền Thuốc và không bền ở môi trường acid, vì vậy, các Thuốc ức chế bơm proton đều bao tan ở ruột. Không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền viên Thuốc trước khi uống để bảo vệ dược chất. Nên uống Thuốc ức chế bơm proton trước ăn 30phút, khi đó, Thuốc sẽ được đưa đến tế bào viền đúng lúc tế bào viền tiết ra acid do bữa ăn, có acid tiền Thuốc biến thành Thuốc và phát huy tác dụng. Thời gian bán thải của Thuốc khoảng 1 - 2 giờ, nhưng nhờ gắn với bơm proton bằng liên kết thuận nghịch, vì vậy, tác dụng ức chế sự tiết acid mạnh và kéo dài.
Một số Thuốc có thể gây tương tác Thuốc do ức chế cytocrom P450 đưa đến giảm sự chuyển hóa và thải trừ khi dùng chung như seduxen, theophylin…
Hiện nay, Thuốc ức chế bơm proton là một thành phần cơ bản trong các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh mà thời gian
dùng Thuốc sẽ từ 6 - 8 tuần. Ngoài các đặc điểm trên, các tác dụng không mong muốn của các Thuốc này đã được biết như gây rối loạn tiêu hóa: trướng bụng, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu… tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ, do vậy, Thuốc được chỉ định lâu dài cho bệnh nhân. Tuy nhiên, gần đây mới phát hiện thêm một tác dụng phụ nữa là các nhóm Thuốc trên có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm clostridium difficile (gây bệnh viêm đại tràng giả mạc - một bệnh nhiễm nguy hiểm chỉ điều trị hiệu quả với một số kháng sinh đặc hiệu). Với phát hiện mới này, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo cần phải chẩn đoán tìm clostridium difficile ở các bệnh nhân đang sử dụng Thuốc ức chế bơm proton và Thuốc kháng thụ thể H2 nếu có các triệu chứng tiêu chảy không cải thiện (đau bụng, sốt, tiêu chảy kéo dài...) và điều quan trọng là không tự ý sử dụng nhóm Thuốc này kéo dài nếu không có chỉ định của bác sĩ.
ThS. Hiền Thu